Giáo Sư Ngốc Nghếch
Gà tích cực
Re:
Ấp tập viết
Tui xin lỗi vì đọc lướt truyện áo của bố đó bà.)))) Èo ơi, mắc gì xin lỗi người ơi ))))) tui nói thế thui hà ~~~
Tui xin lỗi vì đọc lướt truyện áo của bố đó bà.)))) Èo ơi, mắc gì xin lỗi người ơi ))))) tui nói thế thui hà ~~~
Ỏ ôi soft >>>>> ý tui là á bồ đọc lướt thì có gì mà lỗi đâu người >> bài hợp ý thì đọc, không hợp ý thì thôi ~~~ lỗi lầm chi mà xí mà xoá )))Tui xin lỗi vì đọc lướt truyện áo của bố đó bà.
Hông hiểu lắm cho đến khi đọc câu gần cuối. Và đến câu cuối thì mù tịt. Cơn mưa đó là gì bà?Chắc sẽ tham vọng làm một tập truyện những người Hà Nội. Trước giờ mình vẫn thích Hà Nội, có điều Hà Nội văn chương cũ quá rồi. Muốn tìm một Hà Nội mới giữa lòng thị thành thì lại chẳng thấy. Thích chung cư, thích những biển đồ gia dụng, thích xe máy, thích điện thoại, thích đèn led lập lờ quán xá. Hà Nội văn chương thì lại thoát ly đời thực, đời sống con người cũng thế. Cay đắng thị thành hoài, lại còn "hoa lệ" - hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo. Rõ là phố thị của mình đã khác lắm rồi. Một Hà Nội với những con người gắng sống, chăm chỉ nỗ lực hết mình và đạt được điều mình muốn cơ. Thế mà tìm một phố thị hai thế kỉ mươi khó thế không biết. Tay bút mình thì vẫn non choẹt, suy tư thì kém tắm nhưng hay sĩ hão, tuy thế, mình lại chẳng ngại sai lầm ))))) Mình láo mà ))))
Viết Hà Nội nhưng nghe nhạc phòng trà Sài Gòn xưa )))))
- Alo? Em đang ở đây rồi chị.
- Mày lia cam sang trái đi. Rồi, rồi, cái chỗ đứa bé con mặc áo vàng đó, mày rẽ phải. Cứ để xe bên dưới, đỗ đấy là được.
Tôi cười trừ tắt cuộc gọi trên Mess khi tiếng í ới của Mai Trâm vẫn văng vẳng từ loa ngoài “Tầng năm, tầng năm nhé!”.
- Cô ơi cháu để nhờ xe một chút ạ!
- Để thế thì bán gì được nữa? - Âm giọng gắt gỏng của cô hàng nước ngồi trước cửa cầu thang dẫn lên khu tập thể lụp xụp. - Thôi được rồi, tôi trông hộ cho đấy. - Mặt cô vẫn giữ điệu bộ lườm nguýt. - Khóa cẩn thận vào, mấy hôm rồi cướp đầy ra, tôi không chịu đâu.
- Vâng, cháu khóa đây ạ. Cháu cảm ơn cô. - Tôi khẽ cười.
Mùi ẩm từ chiếc trần thấp mốc rêu ám đầy quanh mũi khi đi bước qua cánh cửa sắt đã gỉ sét cả. Thoáng nghe tiếng lạch cạch từ các hành lang lẫn trong tiếng bước chân tôi dậm trên nền gạch tầm giờ trưa. Cầu thang đúng của nhà tập thể kiểu cũ: bậc bé bằng nửa bậc thông thường, độ rộng chỉ vừa hai người lớn và cách chừng mươi bước là đến quãng nghỉ giữa lầu. Tôi ngưng lại ở tầng thứ 4, chụp một tấm ảnh nắng hắt họa hình ngang qua bức tường hoa xếp đan xen những mẩu tam giác.
- Thoải mái gớm nhỉ?
Theo tiếng âm thanh vọng, tôi nhướng mắt ngẩng đầu lên. Chị đang gập cả người cúi xuống từ lan can tầng trên trông về phía này.
- Bình thường thôi. - Tôi bấm tắt màn hình quay người hướng về phía chị mà, cười nhạt trả lời.
- Đây, đi vào đây.
Tiếng dép loẹt xoẹt của Mai Trâm dẫn tôi đi ngang qua một hành lang với những cánh cửa phòng đối diện nhau. Giống một hành lang khách sạn nào, có điều đường đi hẹp hơn và lát bằng gạch hoa màu vàng giống trong những bộ phim cổ thời 9x. Âm cửa đóng và tiếng dép chị rẽ vào trong bếp khi tôi đặt ba lô xuống và tìm lấy chiếc ghế bập bênh để góc phòng.
- Em trả này. - Tôi nói vọng vào trong nhanh chóng để cuốn sách đặt trên mặt bàn làm việc nằm bên trái phòng. Cuốn “Hà mã, chó, chim và những thứ khác”.
- Tao đang làm bánh, chờ một lát đi. Mày ăn một miếng, không thì cầm về.
Phòng Mai Trâm thuê khá rộng: một gian bếp cạnh vệ sinh riêng, một gian phòng ngủ đối diện cửa sổ vọng ra bên ngoài khu tập thể, còn lại là phòng khách và bàn làm việc. Tủ quần áo là dạng hai cánh đơn giản, đặt gọn bên trong phòng ngủ. Vẻ như vẫn còn nhiều quần áo nên có những túi vải bạt chất đống nằm lăn lóc bên cạnh. Tôi mở cửa sổ, để nắng hắt lên ba nhánh hồng dại chị cắm trong chiếc bình thủy tinh đặt sát giường.
- Cũng thoáng chị nhỉ?
- Ừ. Penthouse mà mày. - Âm điệu chị cười. Tiếng dép loẹt xoẹt gần phía mình, lẽ chị vừa ra khỏi bếp.
Mùi thơm là lạ từ bên ngoài gian phòng ngủ tôi đứng kéo tôi đi ra phía ngoài.
- Nhất rồi! - Tôi lắc đầu cười. Đúng là Mai Trâm, người sống hưởng thụ nhất mà tôi từng biết.
Chị lườm tôi rồi thổi tắt que diêm vừa mới quẹt để đốt lọ sáp nến đặt trên phía bàn làm việc.
- Không có nến, tao không chịu được. - Chị vừa nói vừa trở lại bếp.
Tôi đi về phía bàn, khẽ đẩy tấm gương chặn ngang đôi sạp đựng đồ phía bên trong. Mùi sáp thơm đã ám nồng quanh mũi. Một kệ gỗ nhỏ ba tầng nửa đựng mỹ phẩm, nửa đựng sách, bên cạnh là tủ kính gỗ đựng sáp nến riêng, kể đến hơn hai chục lọ.
- Muốn nghe gì không? - Mai Trâm hất cằm từ trong nhà bếp.
Tôi phẩy tay, ý bảo “bài nào cũng được”. Rất nhanh, âm điệu một bản nhạc cổ trước năm 75 lại vang bên tai. Điệu nhạc chầm chậm với nhịp trống mạnh tay rõ ràng. Tựa như thể không gian đã hóa thành một quán cà phê cổ giữa lòng Sài Gòn quá vãng.
“Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng…”
Tôi kiếm chỗ ngồi trên ghế bập bênh, khẽ tựa cả lưng ra sau tập nệm êm, nhìn lên trần nhà. Tiếng nhạc vẳng như trên radio trong khi mùi sáp nến quấn quanh mũi mình.
“Hãy trả lời lòng anh mấy câu
Tình yêu thoáng qua trong kiếp nào?...”
***
Mai Trâm người Hà Nội gốc, dọn ra ở riêng đã chừng mấy năm nay. Chị hơn tôi bốn tuổi, đi làm văn phòng ở một ngân hàng chi nhánh cũng gần nhà. Tôi quen chị qua một dịp làm thời vụ trong một quán bánh ngọt gần đây. Có một bận mang sách tới quán thì chị để ý mà bắt chuyện. Mai Trâm có một gương mặt trái xoan và nước da trắng. Đôi con mắt trong veo hay cong thành nửa vầng trăng khi cười, có điều nếu để im thì chúng trông buồn lạ lùng. Tôi nhớ lần đó quán vắng, anh chủ cũng không quá câu nệ chuyện làm việc riêng nên tôi mang theo sách ngồi đọc. Chẳng biết thế nào chị với tôi lại hay chuyện với nhau. Hình như chị muốn mượn cuốn tôi đang đọc thì phải?
- Tiền trọ gần ba triệu, được cái điện nước tính theo giá dân. - Giọng chị cắt ngang dòng suy nghĩ. - Tiền thì chia đôi với một chị nữa, nhưng chị ý không ở đây. Mày trông thấy mấy túi vải bạt không, của chị đó đấy. - Mai Trâm cười khi rót nước mời tôi. - Coi đây là căn cứ bí mật trốn chồng ăn diện ấy mà.
Tự dưng kể thế tôi lại nhớ đến cô Dung trong “Hai lần chết” của Thạch Lam. Ánh sáng lò nướng vẫn sáng đèn, tôi ậm ừ cười. Lý ra nếu là mẹ tôi, hẳn mẹ sẽ buông một câu “Thoải mái này là sướng rồi.” hoặc “Thế thì còn lo gì nữa”, nhưng tôi không muốn buông mấy câu bộ tịch như vậy. Thế là tôi im lặng, một phần khác nữa là tôi chẳng biết phải nói gì.
- Cuốn sách thế nào? - Chị hỏi khi tiếng ù ù của lò nướng vẫn vang đều.
- Cũng lạ. - Tôi nhấp nước. - Nhưng em không hiểu lắm.
- Không hiểu mới thấy thú vị. - Đôi mắt chị lại cong lên.
Kiểu đọc sách của Mai Trâm khác tôi. Mai Trâm coi sách như một thú vui, không bận lòng và suy tư gì. Phần nhiều thế giới sách nằm ngoài thế giới của chị, chị có thể cười, có thể khóc, và rất nhanh gạt phăng thứ cảm xúc không cần thiết đó ra khỏi mình và tiếp tục cuộc sống thường nhật. Không hiểu sao, điều đó khiến tôi không ngưỡng mộ chị như bất kỳ ai trông vào đời chị đều xuýt xoa trầm trồ. Công việc ổn định, không muốn nói đang phát triển tốt, lương lậu cao, hiện chị đang dành dụm tiền để mua xe ô tô riêng, tự lập, dáng xinh, có người yêu, nhiều thú vui và biết tận hưởng cuộc sống. Ẩy thế, tôi luôn trông thấy một thứ gì đó ở Mai Trâm. Một thứ gì đó tôi không nói thành lời được.
- Ở đây vui chứ ạ?
Đột nhiên không hiểu sao tôi lại hỏi vậy. Và lẽ vẻ chị hơi giật mình.
- Ổn. - Mai Trâm mở miệng.
Câu ngắn bất thường và tôi nghĩ mình sẽ tiếp lời bằng một câu bộ tịch của mẹ. Ấy thế, Mai Trâm đã lấy lại vẻ như thường ngay sau câu nói ấy.
- Tao sống cho hiện tại thôi. Chẳng lo toan gì cho xa vời, mà cả, có tiền, có nhà, có xe, làm bánh, đọc sách. Cơ bản đều tốt cả. Lâu lâu sẽ có bạn đến như mày chẳng hạn. - Chị cười. - Còn đâu thì đi chơi với người yêu. Kiểu vui với người yêu thì khác. - Chị hấp háy mắt cười. - Mày không hiểu được đâu.
- Ừm. - Tôi gật đầu.
- Công việc tao tốt, làm 8 tiếng và chán rũ trên văn phòng nhưng lương khá hậu. Anh chị đồng nghiệp cũng tốt mày ạ. Khoảng 7h về, cũng hơi mệt vì phải nấu cơm nấu nước, ăn uống tắm giặt cũng tới 10h. Cuối tháng có lương thì sẽ chẳng nhớ tới mệt nữa. - Chị lại cười. - Mày sau cũng thế mà, cố lên nhé! Rảnh cuối tuần thì tao làm thêm bánh, mua ít nến với trang trí phòng. Kể cũng tốt. Ra ở riêng tốt hơn là ở nhà.
Tôi không hiểu lắm sự cổ vũ của chị. “Cố lên” gì nhỉ? Nhưng có lẽ đó sẽ động chạm, vì chị lại mở miệng tiếp tục lần thứ ba.
- Giờ đều sống kiểu vậy. Hầu như ai cũng đều kêu ghen tỵ với cuộc sống của tao cả. Nói thật, chắc ai cũng nghĩ muốn sống nhàn nhã thế thôi, nhưng có được cũng vất vả lắm mày ạ. Mấy năm đầu đi làm cũng chưa được thế này, tao cũng cố gắng lắm chứ. Giờ thì… - Chị bỏ lửng một chốc - Sống đơn bạc thôi, chẳng cầu kỳ hoa mỹ gì. Dăm năm nữa, nếu không có chuyện gì thì lấy chồng, không thì thôi, kiếm người khác rồi lấy chồng. Nói thật thì ở một mình cũng chẳng sao, nhưng nếu ở cả đời thì tao không quen. Hiện thì tao làm việc mình thích, sống theo ý mình muốn, thoải mái mà tận hưởng, chỉ vậy là đủ rồi.
Tiếng lò nướng kêu một tiếng. Mai Trâm đứng dậy và bỏ vào bên trong gian bếp chia ngăn nắp những loại gia vị.
- Trước chị hay mua bánh nên em nghĩ chị không biết làm cơ đấy.
- Hử? - Mai Trâm đeo bao tay, lôi ra khay nướng bánh từ lò. - À, dạo gần đây tao thấy tò mò nên thử thôi. Cũng không gọi là làm khéo được. Nhân viên cửa hàng mà chê thì đừng có trách tao!
Rất nhanh, tôi đã thấy chị cắt hai miếng bánh để lên đĩa và mang ra ngoài này. Kiểu dạng bánh sinh nhật, có phần cốt, nhân kem trắng và một lớp thạch chanh leo trên cùng.
- Thực ra thì tao luôn cố để không có ngày nào tệ hơn ngày hôm qua là được. Có lẽ thoát ly khỏi nhà là mong ước của tao. Chỉ vậy thôi.
Một miếng bánh ngọt lành trôi qua cuống họng, lưu lại vị chua thanh đầy trong khoang miệng.
***
Tiếng chuông rung bên hông. Âm thanh lớn vang lên trong hộp thang máy chật kín người. Tôi hơi giật mình vội rút điện thoại từ trong túi quần, gắng nhanh nhất để không gây phiền cho xung quanh. Mọi người cũng giả tảng như chẳng ai nghe thấy gì.
Là Mai Trâm. Tôi hơi ngần ngừ nghe máy. Vừa hay thang máy lại mở, tôi vội len nhanh ra ngoài. Trước giờ, Mai Trâm và tôi chưa từng liên hệ qua số điện thoại, chúng tôi chỉ tiếp nhau trên Mess. Mà cũng hơn tuần độ từ hôm tôi trả sách chị, tôi quên gì chăng?
- Alo ạ? - Tôi thắc mắc mở lời.
- Alo…
Sau đó là một tràng khóc nghẹn. Tôi nghe tiếng nức nở vỡ ra bên kia màn hình điện thoại. Ban đầu chỉ những hạt nhỏ rồi tựa như một cơn mưa rào bất chợt đổ sụp nặng nề lúc nào chẳng hay. Tựa như thế giới đã đẩy tôi trong một thế giới nào khác. Tiếng thở xen lẫn trong sụt sịt cận kề bên tai. Chị thở dốc trong một đợt mếu máo như thể ngay đây, chị đang gục lên vai tôi mà khóc. Ấy thế, gương mặt chị xa xôi bảng lảng ở chốn nào, tôi chẳng sao hình dung nổi gương mặt ấy đương đau đớn ngay lúc này. Họng nghẹn lắng trong một khắc sững sờ. Tôi kiếm một chỗ nghỉ giữa những lầu thang máy đi lên, im lặng nghe chị khóc đến gần tiếng đồng hồ. Những suy nghĩ chạy miên trong đầu, gia đình chị ư? Hôm đó chị vẫn đang tốt đó thôi? Chia tay? Độ khi tiếng khóc nức đã dứt đi quá nửa. Tôi nghe tiếng sột soạt qua loa điện thoại nghe như lấy tay áo mà lau. Chị hít một hơi dài.
- Cảm ơn em. Có gì chị gọi sau nhé. - Giọng chị run rẩy như thể một cơn gió bão vừa tạt ngang qua người.
***
“Buổi chiều hôm đó tao muốn gọi điện cho mày. Không biết nữa, nhưng tao nghĩ lung lắm. Tao nghĩ đời tao đang chững lại. Tao vẫn hạnh phúc chứ, nhưng có thứ gì đó đã chững lại và đẩy tao ra rất xa, tựa thể nằm bên một bờ vực nào, một bờ vực bên rìa xã hội. Nhưng vấn đề là, mọi sự chỉ rặt thuộc về cảm giác, còn đời sống của tao lại chẳng có gì để đau thương hết. Không có gì. Hoàn toàn không. Tao đã lục tung mọi ngóc ngách đời tao lên mày ạ, tao ngồi trên ghế tựa đầu ra sau cả ngày thay vì bấm điện thoại. Có một cái gì đó trong tao cần được lôi ra và rọi trước ánh sáng. Nhưng tao chẳng thấy gì hết. Cuộc sống tốt với tao đến mức tao chẳng mong muốn gì hơn. Tốt quá phải không mày? Thế mà tao lại càng bức bối, vì tao chắc chắn “có một cái gì đó” trong tao, nhưng dù có thế nào, nó cũng không hề hiện ra. Kết quả vẫn gửi trả về là: Không có thứ bạn muốn tìm!
Như tao đã nói, tao chỉ muốn thoát khỏi gia đình tao. Một mục đích duy nhất, và tao sẽ chứng minh cho họ thấy là tao làm được mà tao còn làm tốt hẳn hoi. Trước kia đúng là tao từng có mong ước mở cửa hàng bánh, nhưng đó chỉ là thời con nít thôi. Sau, tao chỉ mong sao mình thoát được khỏi nhà, làm thế nào cũng được, tao phải thoát khỏi nhà tao và tự chủ đời mình. Nhưng tới khi đạt tới nó rồi, thì tao lại chẳng thấy tao có gì hết cả. Hả hê ư, thoải mái ư. Tao cảm thấy nó nghiễm nhiên là phần nhiều. Giống như hôm kết thúc luận án, lý ra tao phải thấy thảnh thơi thở phào một tiếng, nhưng tất cả những gì tao có chỉ là một sự thẫn thờ mục ruỗng. Có lẽ tao chỉ mong đợi sự kích thích nào đó. Yên bình quá thì chịu không nổi chăng? Nhưng nói thật, tao đã hạnh phúc hơn nhiều so với thuở trước: sống cuộc đời tao mơ ước, làm điều mình thích, và thật lòng tao không hối hận với bất cứ quyết định nào của mình. À, giống như người ta bảo đó? Khổ quen rồi, sướng quá thì không chịu nổi. Có lẽ thế thật mày nhỉ? Tao gắng đọc sách và xem phim để đi khóc, hoặc để cười, rồi lại vào guồng như cũ nhưng tâm trí thì không sao tập trung nổi. Tao chẳng thể nào vá víu lại cuộc sống của chính mình tự trước đó.
Thế mà tới khi nghe giọng mày, chẳng hiểu sao mũi tao cay sực cả lên. Tao không rõ, nhưng tao cứ thế mà khóc. Khóc nghẹn không ra tiếng. Ngực như ai bóp siết lại và tao chỉ thấy thân thể đau lòng da diết cuộn toàn thân. Nước mắt nóng hôi hổi vừa làm tao thở phào thì ra mình vẫn còn sống, vừa khiến tao đau đớn không tài nào thở nổi. Lúc đó tao còn nghĩ “Đau đớn thế này thì chết quách cho rồi.” Tao cứ khóc thế và khi cúp máy với mày thì tao ngừng lại. Họng nghẹn đắng và ho sù sụ. Dường như “cái gì đó” đã được rút ra, dù chỉ là một chút, nhưng có một “cái gì đó” thực sự đã được rút ra mày ạ.
Mày nghĩ sao và toàn bộ chuyện này? Có phải tao đang làm quá lên?”
***
Tôi không trả lời được cho câu hỏi của chị hôm ấy. Chị đáp lại bằng một âm thất vọng não nề và cúp máy. Có lẽ, đúng hơn không phải “tôi không trả lời được” mà là tôi không biết nên mở đầu kiểu gì để tránh nỗi sợ vô tình một lời nào đó có thể sẽ làm chị tổn thương. Lẽ thế, tôi im lặng.
Nhưng nói thật, tôi đã hối hận vì từng nghĩ chị trốn tránh cuộc đời. Được làm chính mình, nỗ lực để có thể sống cuộc sống tự do với lựa chọn riêng mình không ai can thiệp, đó chẳng phải chuyện dễ dàng và đơn giản gì. Với tôi, cuộc sống là một nơi để thử, để chơi, để vui. Và chẳng cớ gì mình lại từ chối chuyện được sống thoải mái hết.
Tôi không rõ “cái gì đó” mà Mai Trâm nói tới là thứ gì. Nhưng hẳn, đó là sự khởi đầu, một dấu hiệu, để bức chị đi tiếp tới một chuyến hành trình mới, cơ hội mới để “thử” những lần đầu tiên. Có thể đó sẽ là cách chị tiếp tục chặng đường khác của chính mình? Tôi không biết cho được, nói thật là thế. Liệu chị bước ra thì có được như ý hay không? Chuyện đó tôi lại càng không biết.
Nhưng tôi đã điện lại cho chị vài ngày sau đó. Tôi nghĩ mình cần phải vậy.
“Em nghĩ chị đã gắng để sống tốt rồi.” Tôi ngần ngừ một chốc. “Em không nghĩ chị đang làm quá lên, có lẽ chỉ là mong muốn tìm kiếm điều gì phù hợp với mình hơn thôi.” Đầu dây không có tiếng trả lời. "Điều đó thì chẳng có gì sai cả."
Chiều một ngày trời nắng, bất chợt cơn mưa nào đổ ngang giữa phố thị thành.
Bà đã sống ở thế kỉ XX rồi hả?Thế mà tìm một phố thị hai thế kỉ mươi khó thế không biết.
Ủng hộ toàn thân luôn ))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))! Viết đê bà, tui hứa sẽ là độc giả thứ n với n thuộc N*,Chắc sẽ tham vọng làm một tập truyện những người Hà Nội.
))))))))))))))))))) chết dở ))) sau phải níu người đọc bằng cách cho thêm âm thanh vào dị )))Hông hiểu lắm cho đến khi đọc câu gần cuối. Và đến câu cuối thì mù tịt. Cơn mưa đó là gì bà?
Klq nhưng thấy dài dài định bỏ rồi, song vì có cô Lệ Thu nên vẫn đọc .
Bà đã sống ở thế kỉ XX rồi hả?
Ủng hộ toàn thân luôn ))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))! Viết đê bà, tui hứa sẽ là độc giả thứ n với n thuộc N*,
Tui nghĩ là dù thế kỉ XX hay thế kỉ XXI thì Hà Nội vẫn cứ là Hà Nội, nhưng chỉ là bộ áo nó khoác khác nhau. Đơn cử như cách phát âm, nghe người Hà Nội xưa khác người Hà Nội bây giờ dù cùng một thứ tiếng. Có điều, giở văn ra chỉ thấy một Thăng Long hay một Thăng Long hiện đại hơn xíu. Tui quan niệm, Hà Nội thuộc về thế kỉ XXI, còn từ XX trở về đều là Thăng Long, riêng thời chiến đã gọi là Hà Nội nhưng tui nghĩ đó mới trong quá trình gây dựng Hà Nội của hôm nay.
Đôi dòng lảm nhảm của cái đứa chưa ráo máu đầu đã đòi viết vớ vẩn.
Tui biết bà gõ sai nhưng tui vẫn cố tình hỏi thế để có ýÀ há, cách nghĩ hay nè : gõ sai đó bồ )) chắc chữ nhảy khỏi tay gõ )))
biếm
Tui nghĩ là hông có tính từ nào miêu tả trọn vẹn được Hà thành, dù Tiếng Việt rất phong phố.tính từ miêu tả trọn vẹn Hà thành
Thật là một sáng kiến thông minh. Bà cho danh ca tui thích vào chắc chắn tui sẽ ngồi cày truyện của bà.))))))))))))))))))) chết dở ))) sau phải níu người đọc bằng cách cho thêm âm thanh vào dị )))
Bà ơi từ những năm 1940 - 1950 (tui hông nhớ rõ) đã có 1 bút kí nhắc đến sự lao động nói chung và nhắc đến nhà máy nói riêng. Bút kí "ngày mùa" - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.Hừm, không hiểu sao cảm thấy văn chương luôn biếm công nghệ và hiện đại rời khỏi đời sống
À ý là ))))) ôi ))) quả là tui quá thiếu kiến thức )))) Ý tui là kiểu Internet ấy, điện thoại nè, máy tính, ... . Nên nói nó là gì nhỉ? Chắc tui sẽ đi kiếm thêm, không biết bồ có biết tập nào nữa không? Tui sẽ đi coi thử bồi bổ cho não mình )))Bà ơi từ những năm 1940 - 1950 (tui hông nhớ rõ) đã có 1 bút kí nhắc đến sự lao động nói chung và nhắc đến nhà máy nói riêng. Bút kí "ngày mùa" - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Tui biết mỗi cái đấy thui.À ý là ))))) ôi ))) quả là tui quá thiếu kiến thức )))) Ý tui là kiểu Internet ấy, điện thoại nè, máy tính, ... . Nên nói nó là gì nhỉ? Chắc tui sẽ đi kiếm thêm, không biết bồ có biết tập nào nữa không? Tui sẽ đi coi thử bồi bổ cho não mình )))
Oke nè >>>> để tui kiếm tui coi >>>Tui biết mỗi cái đấy thui.