Giáo Sư Ngốc Nghếch
Gà tích cực
Re:
Ấp tập viết
Màn đêm buông một màu đen thẫm, dải lên nền trời mông mênh như màu vô vọng muốn nuốt trọn con tim, nhưng ta biết rõ, biết rõ rằng sớm mai trời sẽ xán lạn vô cùng. Vài ánh sao nhấp nháy, toả chút ánh sáng le lói nhạt nhoà tựa tia hi vọng chớm nở mà ta biết rõ, biết rõ rằng sớm mai sẽ tàn lụi dưới vừng dương thôi. Tiếng lá xạc xào ngân nga theo làn gió du dương, dìu dặt, vi vu, bổng trầm, điệu không vui tươi nhưng cũng chẳng đến nỗi bi quan như trời cùng trăng. Nó quyến luyến thâm cung hay sao mà còn bước đến nơi ấy? Thâm cung, nơi ta đã, đang, và có lẽ là sẽ, sống. Nhưng chẳng phải vì ta...
Ánh trăng lồng lộng ngọt ngào tựa dòng suối mát, vắt vài sợi vào cánh cửa thâm cung, cho lòng người say mê và ngưỡng mộ. Trăng làm ta nhớ, nhớ quá những năm xưa, cũng dưới ánh trăng tròn vành vạnh này, ta, chỉ ta thôi, ngồi ôm mộng nhớ người thương. Vẻ đẹp kiều nữ lộng lẫy này, há lại có kẻ không ưa sao? Nhìn là phải đắm, ngắm là phải yêu. Ta lại tự ngắm mình, để ánh trăng lồng lọn tóc, màu vàng kim quyện màu đen tuyền, đẹp thế này còn gì? Ngày ấy thơ dại, năm đó hồn nhiên, nay tóc đã ngả màu, môi đã nhợt nhạt, mắt đã phủ màu bàng bạc, dầu phải rũ bỏ vàng tìm lại ngày xưa, ta cũng chẳng ngại.
Có thể cho ta đi ngược đường không?
Gia đình quyền quý, sao ta không an phận thủ thường, mà đòi tiến cung? Dầu mẹ cha hết sức can ngăn, anh trai cố gắng khuyên bảo, nhưng trí mù quáng vẫn cứ mù quáng, mặc người thân, mặc xóm giềng, ta vẫn ra đi. Phút bồng bột đâm ra nông nổi, ngày tuổi trẻ tính khí dại khờ. Nhìn không thấu, soi không tỏ, tưởng vinh hoa đi liền với bình an, tường cao sang đi liền với thảnh thơi, nhưng nào phải thế. Chốn hậu cung lỡ sa chân xuống đừng mong nhấc lên, lỡ ngã vào đừng mong đứng dậy.
Không, không thể đứng dậy.
Chợt khoảng nhìn thấy bé dần, và ta chẳng thấy gì nữa. Cảnh vật huyền huyền ảo ảo, thi mộng thì có nhưng ta đã quá quen với những thứ bề ngoài hào nhoáng rồi, nên đứng trước cảnh này chỉ dửng dưng. Ơ... sao ta thấy...đen tối đen...
Rồi đồng ruộng hiện ra, bát ngát thênh thang. Nắng chiều ngả nhạt, màu vàng của lúa loà cùng màu vàng của nắng, cảnh sắc nên thơ làm hút hồn, ngẩn ngơ con người ta. Những chàng trai lực lưỡng chưa chịu buông tay cày, còn mải gặt lúa. Những cô thôn nữ trò chuyện ríu ran, tán ra tán vào, đủ mọi sự trên trời dưới đất. Lại có cô đội khăn vuông mỏ quạ lấy nước từ dưới giếng, tranh thủ ngắm mình trong dòng nước trong vắt, rồi tự cười vui vẻ. Xa xa, mấy luỹ tre hơi khom khom lưng, tỏ vẻ kính cẩn dưới ánh dương sắp tắt. Gió lùa qua những khóm tre, phát ra âm thanh tươi trẻ nhưng dịu dàng, sức sống ẩn chứa trong từng tiếng ngân.
Mê trong cơn mê, mừng hay tủi nào ai thấu?
---
Ta đoán quả nhiên không sai một ly.
Là con trưởng, ta được Phụ hoàng vô cùng yêu thương, nâng niu như báu vật. Hễ ta đau là ngài triệu mọi thái y danh vọng bậc nhất triều đình vào giúp, hễ ta ốm là ngài cũng ốm theo. Nhưng ta nào có dại mà ỷ thế lộng quyền, nương theo Phụ hoàng mà làm điều ngang trái. Vì sao ư? Vì ta biết rất rõ, ta có được cảm tình của người là nhờ mẹ ta. Người đương sủng ái mẹ ta, đương nhiên sẽ rất quý ta. Nhưng chỉ vài năm nữa thôi, khi mẹ ta đã xuống sắc, Phụ hoàng sẽ phẩy tay nhẹ bẫng như chưa từng có tình yêu giữa hai người. Nếu như ta không giữ được ấn tượng với ngài, thì ắt hẳn lúc ấy ta sẽ bị ném sang một bên.
Và giờ đây, khi mẹ ta chẳng còn giữ được sắc vóc nữa, Phụ hoàng đã lạnh nhạt dần với bà. Nhưng ta không mấy lo lắng. Ta đã gây dựng được ấn tượng sâu đậm trong lòng Phụ hoàng về một đứa con hiếu thảo, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, binh thư nằm sẵn trong đầu, đạo lý ở ngay trong bụng. Há ta lại không được người trao ngôi Thái tử ư? Cương vị thiên tử coi như nắm chắc trong tay. Quyền cầm vận mệnh đất nước chắc chắn thuộc về ta.
---
Dương Thị Bí chẳng còn như dạo trước, trẫm đã hơi thất vọng về nàng ấy. Phàm là nam nhân, lại là bậc thiên tử trên vạn người, há lại không chung tình để tiếng ô uế muôn đời sao? Nhưng thực tâm ta chẳng còn vương vấn với nàng ấy nữa, phần vì sắc nàng đã giảm, phần vì hai người tuổi cách nhau nhiều quá. Vả chăng các bậc Thánh thượng đời trước, nào có ai một vợ một chồng, suốt đời gắn bó? Tình hết cháy, người thôi yêu. Cố giữ mãi cũng chỉ làm lòng thêm vướng bận. Chẳng bằng dứt khoát buông tay, buông lơi chuyện tình.
Nhưng con nàng ấy là Lê Nghi Dân, trẫm đã nhìn ra là một kẻ có tài. Và quan trọng hơn, nó có tố chất của một bậc quân vương trị nước. Từ dáng đi, phong tác, giọng nói đến trí tuệ đều xuất chúng. Trẫm kì vọng nhiều ở nó. Ngôi thái tử tất nhiên không còn ai xứng hơn thằng bé nữa rồi. Vả chăng các đời vua trước, phế trưởng lập thứ thường sinh nhiễu loạn, tang thương nên thuận theo ý trời, lập con trưởng làm vua là thượng sách. Âu cũng là cách an ủi cho Dương Ái phi, sống trọn tuổi già phú quý. Và cũng cho ta nhiều thời gian hơn để thưởng ngoạn núi sông.
Một đêm, trẫm vời các quan đại thần cốt cán trong triều vào, hỏi:
- Truyền ngôi là việc hệ trọng, không thể dựa theo cảm tính. Nếu để mây mờ che mắt, nhìn lầm người thì sau này xuống suối vàng, há còn mặt mũi gặp Tiên đế? Các ái khanh là bậc trung thần đã giúp Tiên đế và trẫm trị nước, lại thường phụng mệnh thực hiện những điều hệ trọng, to lớn. Vậy các khanh cho rằng nên trẫm trao gươm báu truyền quốc cho ai?
Muôn miệng một lời, bá quan đồng thanh hô to:
- Chúng thần nghĩ trưởng hoàng tử là hợp nhất ạ!
- Quả hợp ý với ta. Vậy ngay ngày kia lập lễ phong Thái tử. Đông cung sắp có người ở rồi!
Một vị quan hỏi:
- Ngày kia đã lập lễ sắc phong, có hơi vội không ạ?
- Chuyện làm phải nhanh, không được chậm trễ.
Trên dưới đã thuận lòng, lòng ta không còn vướng bận.
Từ cái thuở mà dân gian hay gọi là tóc để trái đào, cho đến nay cũng hơn năm năm trời làm vua. Dù ta còn trẻ, nhưng cũng nên nghĩ đến việc ai là người kế nghiệp. Mấy năm làm vua, ta đã đúc rút ra nhiều bài học quý giá, nhưng để không thì uổng phí. Con ta, rồi đây, sẽ là người sở hữu những kinh nghiệm ấy, đem chúng áp dụng vào đời thực. Từ thuở bé, nghe kể chuyện Chu Văn An dạy trò là thuồng luồng, ta thấy yêu việc dạy học lắm vì cho rằng đó là nghề cao quý nhất, rung cảm được mọi tầng lớp. Nhưng mệnh sắp ta vào ngai vàng, nên ước mơ ấy hoá ra viển vông. Nhưng sắp rồi, mong muốn một thuở sẽ thành hiện thực. Lê Nghi Dân sẽ là người học trò đầu tiên của ta.
---
- Bỏ thuốc mê trong năm ngày ư?
- Xin hoàng tử an tâm, năm ngày không ăn không uống không chết được đâu ạ!
Ta thở phào nhẹ nhõm. Mẹ ta lúc nào cũng bảo không nên làm Thái tử, không nên làm vua, rằng sống tránh quyền lực là tránh thị phi, rắc rối. Nếu không đánh thuốc mê chưa biết chừng bà đã kết cỏ ngậm vành xin Phụ hoàng bỏ đi ý nghĩ cho ta làm vua. Muốn nắm được quyền lực trong tay, không dùng thủ đoạn không thể thành công. Đông cung kia, ta sẽ sớm được vào ở. Điện Kính Thiên kia nay mai sẽ là nơi ta thiết triều. Giang sơn Đại Việt rồi đây sẽ do ta nắm giữ. Ôi! Mường tượng cái ngày trăm quan đua nhau hành lễ, ngày ta có quyền quyết định mọi sự mà lòng rộn lên biết bao. Ta hỏi viên quan hầu cận, như có ý chốt:
- Còn gì vướng mắc hay cản trở ta nữa thì mau xử lý đi.
- Dạ, còn một chuyện nữa hạ quan không biết nên làm sao.
- Nói!
- Mẹ của ngài tuy đã bị đánh thuốc mê, nhưng lễ sắc phong Thái tử phải có mẹ của Thái tử, nếu nhà vua hỏi đến, biết xử trí ra sau?
Ta giật mình. Quả thực ta chưa nghĩ đến chuyện này. Ta ngẫm một hồi lâu, rồi nói với viên quan bốn chữ:
- Tiên phát chế nhân.
Tức là nói cho vua hay luôn việc Dương Ái phi đương ốm, không đến được lễ sắc phong. Tự bao giờ, ta đã hình thành thói quen nói có dụng ý chứ không thẳng tuột. Có lẽ từ ngày ý thức được việc mình sẽ thành vua.
Viên quan kia rõ ràng đã hiểu, nhưng còn hỏi:
- Nếu như ngài vì lo lắng cho bệnh tình phu nhân bà hạ giá đến thăm thì sao ạ?
- Người không còn yêu mẹ ta nữa, tất nhiên việc đó sẽ không xảy ra.
---
Ngày... tháng...năm
Tại Điện Kính Thiên diễn ra lễ phong Thái tử cho Hoàng tử Lê Nghi Dân.
Cũng khi ấy, mẹ của Thái tử đang hôn mê, và tì nữ của bà vẫn bình thản như không.
---
Làn trời trong xanh. Gợn gió dìu nhẹ. Ta thấy tóc mình bay trong gió, uốn lượn thướt tha. Màu đen tuyền óng ả phất phơ trong giọt nắng ban mai vàng tươi đương rỏ xuống mênh mang đất trời. Ta tha thẩn trong vườn Thượng Uyển, nhưng không say ngắm kì hoa dị thảo, khoe muôn sắc, ngát muôn hương. Cứ trông khuôn mặt rầu rĩ này là biết. Khuôn mặt ấy, từ buổi vào hậu cung có vui bao giờ? Nếp nhăn in hằn trên trán, màu nhợt nhạt phảng phất trên môi vì những tháng ngày đau đầu suy tính. Và bây giờ, ta cũng đang mệt mỏi với thằng con. Lê Nghi Dân, con trai yêu dấu của ta, đã phạm phải sai lầm như ta thuở xưa. Dù ta đã bao nhiêu lần nói cho nó biết tác hại của việc này, nó vẫn để ngoài tai. Và nay, nó đã là Thái tử, một ngôi vị không hề khiến ta tự hào.
Ta biết rõ con ta. Nó là đứa hám quyền lực. Mà quyền lực thực ra chỉ là những thứ hào nhoảng bề ngoài nhưng đau thương bên trong. Càng tước vị cao trách nhiệm càng nặng nề, nguy hiểm càng cận kề. Làm sao cho con ta thoát vòng quyền lực? Hẳn ai đương đọc sẽ hỏi độc này không có thuốc chữa, sao ta không hay mà còn gắng công tìm phương cách? Xin thưa, không gì là không thể. Tưởng rằng chuyện gì cũng có cách chữa trị. Nếu không có thuốc chữa, ta sẽ... Phải! Lấy độc trị độc. Căn nguyên cũng xuất phát tại tâm của nó, nay muốn cứu nó thì cũng phải bắt tâm của ta như tâm của nó.
...
- Láo!
Ta tát một phát mạnh vào mặt Nguyễn Thị Anh, dẫu biết Thần phi chẳng làm gì sai. Nguyễn Thị Anh run rẩy, đôi mắt vằn những tia máu, tỏ rõ sự bực tức. Ta càng làm già:
- Quỳ!
- To gan! - Một tiếng nói sang sảng vang lên, nhưng không phai của Thần phi Nguyễn Thị Anh. Ta giật mình quay ra, thấy Hoàng thượng đương nhìn tôi, thoạt qua có vẻ bình thản nhưng kì thực ngài đang cố dồn cảm xúc tức giận của mình xuống. Tỏ vẻ lo sợ, ta quỳ lạy:
- Xin hoàng thượng khai ân!
Thần phi Nguyễn Thị Anh - vốn là người đang được bề trên sủng ái - không vuột mất thời cơ, nũng nịu:
- Hoàng thượng ơi! Bà kia đánh em, tát em! Em đau quá!
Dẫu có là trang nam tử anh kiệt nhưng gặp mĩ nhân lòng khó mà xiêu đổ. Huống hồ Hoàng thượng lại đang sủng ái Thần phi. Biết chuyện Nguyễn Thị Anh bị ức hiếp, ngài giận ta lắm, nói:
- Áp giải Dương phi ra điện Kính thiên xét xử.
Điện Kính Thiên.
Nhà vua ngự trên cao, trăm quan quỳ bên dưới. Thảm đó trải rộng. Thần phi Nguyễn Thị Anh nét mặt đắc thắng, tựa đầu lên ghế, thoải mái khôn cùng. Vẻ bình thản ấy rõ ràng trái ngược với ta, kẻ đang quỳ dưới thảm, khóc lóc cầu xin, rất là thảm hại. Thực ra ngay cả Thần phi cũng đang giả vờ, vì mọi sự đều là cuộc thoả thuận giữa ta và ả, mà ta sẽ kể lại trong dịp khác. Vua phán:
- Dương Thị Bí to gan, dám đánh Thần phi. Trước đây nhà ngươi vin vào việc là mẹ của Thái tử mà lộng hành, trẫm đã nương tình giáng làm Chiêu nghi. Nhưng ngươi không hối cải sửa chữa sai lầm, mà ngựa quen đường cũ. Xét thấy, không phạt nặng thì không thể làm gương cho mọi người. Các ngươi nghĩ sao?
Ta tỏ ra lo lắng, nhìn trái trông phải, dập đầu van xin các quan. Họ thương ta thì phải, bởi trăm miệng một lời, cùng nói:
- Xin hoàng thượng nương tình.
- Nặng thì chém, nhẹ giáng làm thứ nhân. Ngươi muốn hình phạt nào?
Nghe vế đầu "Nặng thì chém" ta sởn gai ốc thực. Ta không phải bậc anh hùng lẫm liệt không sợ chết. Mà dù có là anh hùng đi chăng nữa, há lại chịu chết chỉ vì chuyện này. Nên nghe hết câu, ta tiếp lời luôn:
- Thần thiếp xin nhận hình phạt thứ hai.
- Mẹ đã lộng quyền như thế, con tất cũng như vậy. Mà lộng quyền là điều tối kị của bậc đế vương. Lê Nghi Dân vì thế không xứng đáng làm Thái tử. Nhưng chuyện này sẽ nói sau. Hôm nay, để răn dạy các thê thiếp cung nữ trong hậu cung, ta giáng Dương Thị Bí làm thứ nhân.
Mặt ngoài đau khổ nhưng trong lòng ta đang rộn lên niềm vui xốn xang. Mong ước bao lâu đã thành. Chẳng những tránh được cho con ta nguy hiểm, việc (tỏ ra) lạm quyền và (cố tình) phạm lỗi còn giúp ta có được cuộc sống bình dị, an nhàn. Khăn gói về quê, mọi người thường ngậm ngùi quyến luyến, nhưng ta lại vui lắm thay. Trả lại nơi Thăng Long một cái nhìn nhạt nhoà giữa bao cái nhìn khác. Ơi bầu trời bình minh gợn mây bay bay, có tiếng gà gáy nơi đầu thôn ngõ xóm! Ơi dòng sông quê, vài chiếc lá thu chao lượn trên con nước xuôi về phương trời nào! Ơi làn khói nghi ngút đượm hương quê nhà! Tôi đã về đây hỡi những luỹ tre xanh, cánh đồng vàng, hoàng hôn tím, đêm tối đen! Đời tôi là quê, quê là đời tôi!
---
Thực ra tôi chưa về quê vội. Tôi còn ở lại kinh thành vài hôm nghe ngóng tin tức của con trai. Nó đã bị giáng làm Lạng Sơn Vương. Thế là tôi đủ yên tâm rồi. Nhưng không hiểu sao tôi chưa chịu về. Mấy năm nay sống tại kinh thành, hình như giữa tôi và đất cố đô đã hình thành một sợi dây chăng tơ nối kết tình cảm. Gắn bó thì không nhưng tôi vẫn quyến luyến không nỡ xa. Tôi sẽ nhớ lắm những hàng vải, hàng cơm chốn kinh thành, nhớ những buổi ngồi dưới bóng cây nhìn đoàn người tấp nập chạy qua mà cảm thấy thi mộng quá thể. Nên ở hay đi?
Mấy ngày sau, kinh thành rộ lên vụ án "Lệ chi viên". Đại khái là nhà vua lâm bệnh rồi băng hà. Nhưng có người đều bảo hung thủ thực sự là Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi. Vì hôm đó bà ở lại tẩm bóp cho vua. Không biết sự thực thế nào, nhưng tôi cảm thấy ấy nơi đây lắm điều thị phi quá. Ở lại chỉ vác hoạ vào người thôi. Không bằng rũ áo trở về quê. Câu hỏi bấy lâu nay đã có câu trả lời.
Tôi sắp về rồi, nơi trang Cá Chử, tổng Kê Sơn, huyện Đồng Lại, phủ Tân An, về với nước biếc non xanh bình dị thân quen. Hơi biển thân thuộc sẽ lại hâm ấm lòng tôi đang lạnh giá. Chắc chắn rồi! Yêu lắm miền quê!
---
Đồng ruộng bát ngát thênh thang. Nắng chiều ngả nhạt, màu vàng của lúa loà cùng màu vàng của nắng, cảnh sắc nên thơ làm hút hồn, ngẩn ngơ con người ta. Những chàng trai lực lưỡng chưa chịu buông tay cày, còn mải gặt lúa. Những cô thôn nữ trò chuyện ríu ran, tán ra tán vào, đủ mọi sự trên trời dưới đất. Lại có cô đội khăn vuông mỏ quạ lấy nước từ dưới giếng, tranh thủ ngắm mình trong dòng nước trong vắt, rồi tự cười vui vẻ. Xa xa, mấy luỹ tre hơi khom khom lưng, tỏ vẻ kính cẩn dưới ánh dương sắp tắt. Gió lùa qua những khóm tre, phát ra âm thanh tươi trẻ nhưng dịu dàng, sức sống ẩn chứa trong từng tiếng ngân.
Thế đấy, những tháng ngày đời dân dã cứ thế trôi qua. Một thân nhưng không cô đơn, ở kinh thành có kẻ hầu người hạ nhưng vẫn trống vắng. Sao tôi không sớm nhận ra nhỉ? Một bữa, tôi đã tự hỏi mình như vầy khi ngồi gẫm sự đời bên dòng sông biêng biếc. Hồn tôi thả theo dòng nước phiêu bồng mà đầu cứ nghĩ hoài. Chợt có có tiếng chân ngựa trên đất, tiếng ngựa hí vang trời. Tôi ngoảnh lại nhìn, và thấy một viên quan trông quen lắm. Nhưng nói gì thì nói, mình vẫn là phận thần dân, trước quan không khấu lạy thì ắt bị vào ngục thất. Vả chăng hắn đang cầm cái gì trông hệt như thánh chỉ. Ồ mà thánh chỉ thật! Vừa quay ra nhìn tôi đã thấy ngài ấy đang nhìn chằm chằm vào tôi. Tôi vội vã đứng lên, rồi quỳ xuống, nói:
- Tham kiến đại nhân!
Đã lâu rồi, tôi trở thành người nông dân bình thường, với những cung bậc cảm xúc của một người nông dân bình thường. Thấy quan đương nhiên vô cùng lo lắng. Vị quan kia mở thánh chỉ ra, đọc màcứ run run, ngắt quãng:
"Thuận thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết
Ta đã lên ngôi, không đón Thái hậu về, để người lưu lạc phương xa, thực vô cùng bất hiếu! Nay trẫm muốn sửa lỗi lầm, triệu Thái hậu về cung. Mẹ ơi! Về với con đi! Nghi Dân của mẹ đây! Mẹ ơi về với con!".
Càng nghe, tôi càng sửng sốt, rồi lo lắng, lăn tăn. Mới đó mà nó đã soán ngôi vua. Gẫm một lúc, tôi nói rành mạch, quyết đoán:
- Dân nữ xin kháng chỉ!
- Bà không sợ chết ư?
- Giữa sống và chết, dân nữ chọn sống. Nhưng giữa tồn tại và chết, dân nữ chọn chết.
Ánh trăng lồng lộng ngọt ngào tựa dòng suối mát, vắt vài sợi vào cánh cửa thâm cung, cho lòng người say mê và ngưỡng mộ. Trăng làm ta nhớ, nhớ quá những năm xưa, cũng dưới ánh trăng tròn vành vạnh này, ta, chỉ ta thôi, ngồi ôm mộng nhớ người thương. Vẻ đẹp kiều nữ lộng lẫy này, há lại có kẻ không ưa sao? Nhìn là phải đắm, ngắm là phải yêu. Ta lại tự ngắm mình, để ánh trăng lồng lọn tóc, màu vàng kim quyện màu đen tuyền, đẹp thế này còn gì? Ngày ấy thơ dại, năm đó hồn nhiên, nay tóc đã ngả màu, môi đã nhợt nhạt, mắt đã phủ màu bàng bạc, dầu phải rũ bỏ vàng tìm lại ngày xưa, ta cũng chẳng ngại.
Có thể cho ta đi ngược đường không?
Gia đình quyền quý, sao ta không an phận thủ thường, mà đòi tiến cung? Dầu mẹ cha hết sức can ngăn, anh trai cố gắng khuyên bảo, nhưng trí mù quáng vẫn cứ mù quáng, mặc người thân, mặc xóm giềng, ta vẫn ra đi. Phút bồng bột đâm ra nông nổi, ngày tuổi trẻ tính khí dại khờ. Nhìn không thấu, soi không tỏ, tưởng vinh hoa đi liền với bình an, tường cao sang đi liền với thảnh thơi, nhưng nào phải thế. Chốn hậu cung lỡ sa chân xuống đừng mong nhấc lên, lỡ ngã vào đừng mong đứng dậy.
Không, không thể đứng dậy.
Chợt khoảng nhìn thấy bé dần, và ta chẳng thấy gì nữa. Cảnh vật huyền huyền ảo ảo, thi mộng thì có nhưng ta đã quá quen với những thứ bề ngoài hào nhoáng rồi, nên đứng trước cảnh này chỉ dửng dưng. Ơ... sao ta thấy...đen tối đen...
Rồi đồng ruộng hiện ra, bát ngát thênh thang. Nắng chiều ngả nhạt, màu vàng của lúa loà cùng màu vàng của nắng, cảnh sắc nên thơ làm hút hồn, ngẩn ngơ con người ta. Những chàng trai lực lưỡng chưa chịu buông tay cày, còn mải gặt lúa. Những cô thôn nữ trò chuyện ríu ran, tán ra tán vào, đủ mọi sự trên trời dưới đất. Lại có cô đội khăn vuông mỏ quạ lấy nước từ dưới giếng, tranh thủ ngắm mình trong dòng nước trong vắt, rồi tự cười vui vẻ. Xa xa, mấy luỹ tre hơi khom khom lưng, tỏ vẻ kính cẩn dưới ánh dương sắp tắt. Gió lùa qua những khóm tre, phát ra âm thanh tươi trẻ nhưng dịu dàng, sức sống ẩn chứa trong từng tiếng ngân.
Mê trong cơn mê, mừng hay tủi nào ai thấu?
---
Ta đoán quả nhiên không sai một ly.
Là con trưởng, ta được Phụ hoàng vô cùng yêu thương, nâng niu như báu vật. Hễ ta đau là ngài triệu mọi thái y danh vọng bậc nhất triều đình vào giúp, hễ ta ốm là ngài cũng ốm theo. Nhưng ta nào có dại mà ỷ thế lộng quyền, nương theo Phụ hoàng mà làm điều ngang trái. Vì sao ư? Vì ta biết rất rõ, ta có được cảm tình của người là nhờ mẹ ta. Người đương sủng ái mẹ ta, đương nhiên sẽ rất quý ta. Nhưng chỉ vài năm nữa thôi, khi mẹ ta đã xuống sắc, Phụ hoàng sẽ phẩy tay nhẹ bẫng như chưa từng có tình yêu giữa hai người. Nếu như ta không giữ được ấn tượng với ngài, thì ắt hẳn lúc ấy ta sẽ bị ném sang một bên.
Và giờ đây, khi mẹ ta chẳng còn giữ được sắc vóc nữa, Phụ hoàng đã lạnh nhạt dần với bà. Nhưng ta không mấy lo lắng. Ta đã gây dựng được ấn tượng sâu đậm trong lòng Phụ hoàng về một đứa con hiếu thảo, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, binh thư nằm sẵn trong đầu, đạo lý ở ngay trong bụng. Há ta lại không được người trao ngôi Thái tử ư? Cương vị thiên tử coi như nắm chắc trong tay. Quyền cầm vận mệnh đất nước chắc chắn thuộc về ta.
---
Dương Thị Bí chẳng còn như dạo trước, trẫm đã hơi thất vọng về nàng ấy. Phàm là nam nhân, lại là bậc thiên tử trên vạn người, há lại không chung tình để tiếng ô uế muôn đời sao? Nhưng thực tâm ta chẳng còn vương vấn với nàng ấy nữa, phần vì sắc nàng đã giảm, phần vì hai người tuổi cách nhau nhiều quá. Vả chăng các bậc Thánh thượng đời trước, nào có ai một vợ một chồng, suốt đời gắn bó? Tình hết cháy, người thôi yêu. Cố giữ mãi cũng chỉ làm lòng thêm vướng bận. Chẳng bằng dứt khoát buông tay, buông lơi chuyện tình.
Nhưng con nàng ấy là Lê Nghi Dân, trẫm đã nhìn ra là một kẻ có tài. Và quan trọng hơn, nó có tố chất của một bậc quân vương trị nước. Từ dáng đi, phong tác, giọng nói đến trí tuệ đều xuất chúng. Trẫm kì vọng nhiều ở nó. Ngôi thái tử tất nhiên không còn ai xứng hơn thằng bé nữa rồi. Vả chăng các đời vua trước, phế trưởng lập thứ thường sinh nhiễu loạn, tang thương nên thuận theo ý trời, lập con trưởng làm vua là thượng sách. Âu cũng là cách an ủi cho Dương Ái phi, sống trọn tuổi già phú quý. Và cũng cho ta nhiều thời gian hơn để thưởng ngoạn núi sông.
Một đêm, trẫm vời các quan đại thần cốt cán trong triều vào, hỏi:
- Truyền ngôi là việc hệ trọng, không thể dựa theo cảm tính. Nếu để mây mờ che mắt, nhìn lầm người thì sau này xuống suối vàng, há còn mặt mũi gặp Tiên đế? Các ái khanh là bậc trung thần đã giúp Tiên đế và trẫm trị nước, lại thường phụng mệnh thực hiện những điều hệ trọng, to lớn. Vậy các khanh cho rằng nên trẫm trao gươm báu truyền quốc cho ai?
Muôn miệng một lời, bá quan đồng thanh hô to:
- Chúng thần nghĩ trưởng hoàng tử là hợp nhất ạ!
- Quả hợp ý với ta. Vậy ngay ngày kia lập lễ phong Thái tử. Đông cung sắp có người ở rồi!
Một vị quan hỏi:
- Ngày kia đã lập lễ sắc phong, có hơi vội không ạ?
- Chuyện làm phải nhanh, không được chậm trễ.
Trên dưới đã thuận lòng, lòng ta không còn vướng bận.
Từ cái thuở mà dân gian hay gọi là tóc để trái đào, cho đến nay cũng hơn năm năm trời làm vua. Dù ta còn trẻ, nhưng cũng nên nghĩ đến việc ai là người kế nghiệp. Mấy năm làm vua, ta đã đúc rút ra nhiều bài học quý giá, nhưng để không thì uổng phí. Con ta, rồi đây, sẽ là người sở hữu những kinh nghiệm ấy, đem chúng áp dụng vào đời thực. Từ thuở bé, nghe kể chuyện Chu Văn An dạy trò là thuồng luồng, ta thấy yêu việc dạy học lắm vì cho rằng đó là nghề cao quý nhất, rung cảm được mọi tầng lớp. Nhưng mệnh sắp ta vào ngai vàng, nên ước mơ ấy hoá ra viển vông. Nhưng sắp rồi, mong muốn một thuở sẽ thành hiện thực. Lê Nghi Dân sẽ là người học trò đầu tiên của ta.
---
- Bỏ thuốc mê trong năm ngày ư?
- Xin hoàng tử an tâm, năm ngày không ăn không uống không chết được đâu ạ!
Ta thở phào nhẹ nhõm. Mẹ ta lúc nào cũng bảo không nên làm Thái tử, không nên làm vua, rằng sống tránh quyền lực là tránh thị phi, rắc rối. Nếu không đánh thuốc mê chưa biết chừng bà đã kết cỏ ngậm vành xin Phụ hoàng bỏ đi ý nghĩ cho ta làm vua. Muốn nắm được quyền lực trong tay, không dùng thủ đoạn không thể thành công. Đông cung kia, ta sẽ sớm được vào ở. Điện Kính Thiên kia nay mai sẽ là nơi ta thiết triều. Giang sơn Đại Việt rồi đây sẽ do ta nắm giữ. Ôi! Mường tượng cái ngày trăm quan đua nhau hành lễ, ngày ta có quyền quyết định mọi sự mà lòng rộn lên biết bao. Ta hỏi viên quan hầu cận, như có ý chốt:
- Còn gì vướng mắc hay cản trở ta nữa thì mau xử lý đi.
- Dạ, còn một chuyện nữa hạ quan không biết nên làm sao.
- Nói!
- Mẹ của ngài tuy đã bị đánh thuốc mê, nhưng lễ sắc phong Thái tử phải có mẹ của Thái tử, nếu nhà vua hỏi đến, biết xử trí ra sau?
Ta giật mình. Quả thực ta chưa nghĩ đến chuyện này. Ta ngẫm một hồi lâu, rồi nói với viên quan bốn chữ:
- Tiên phát chế nhân.
Tức là nói cho vua hay luôn việc Dương Ái phi đương ốm, không đến được lễ sắc phong. Tự bao giờ, ta đã hình thành thói quen nói có dụng ý chứ không thẳng tuột. Có lẽ từ ngày ý thức được việc mình sẽ thành vua.
Viên quan kia rõ ràng đã hiểu, nhưng còn hỏi:
- Nếu như ngài vì lo lắng cho bệnh tình phu nhân bà hạ giá đến thăm thì sao ạ?
- Người không còn yêu mẹ ta nữa, tất nhiên việc đó sẽ không xảy ra.
---
Ngày... tháng...năm
Tại Điện Kính Thiên diễn ra lễ phong Thái tử cho Hoàng tử Lê Nghi Dân.
Cũng khi ấy, mẹ của Thái tử đang hôn mê, và tì nữ của bà vẫn bình thản như không.
---
Làn trời trong xanh. Gợn gió dìu nhẹ. Ta thấy tóc mình bay trong gió, uốn lượn thướt tha. Màu đen tuyền óng ả phất phơ trong giọt nắng ban mai vàng tươi đương rỏ xuống mênh mang đất trời. Ta tha thẩn trong vườn Thượng Uyển, nhưng không say ngắm kì hoa dị thảo, khoe muôn sắc, ngát muôn hương. Cứ trông khuôn mặt rầu rĩ này là biết. Khuôn mặt ấy, từ buổi vào hậu cung có vui bao giờ? Nếp nhăn in hằn trên trán, màu nhợt nhạt phảng phất trên môi vì những tháng ngày đau đầu suy tính. Và bây giờ, ta cũng đang mệt mỏi với thằng con. Lê Nghi Dân, con trai yêu dấu của ta, đã phạm phải sai lầm như ta thuở xưa. Dù ta đã bao nhiêu lần nói cho nó biết tác hại của việc này, nó vẫn để ngoài tai. Và nay, nó đã là Thái tử, một ngôi vị không hề khiến ta tự hào.
Ta biết rõ con ta. Nó là đứa hám quyền lực. Mà quyền lực thực ra chỉ là những thứ hào nhoảng bề ngoài nhưng đau thương bên trong. Càng tước vị cao trách nhiệm càng nặng nề, nguy hiểm càng cận kề. Làm sao cho con ta thoát vòng quyền lực? Hẳn ai đương đọc sẽ hỏi độc này không có thuốc chữa, sao ta không hay mà còn gắng công tìm phương cách? Xin thưa, không gì là không thể. Tưởng rằng chuyện gì cũng có cách chữa trị. Nếu không có thuốc chữa, ta sẽ... Phải! Lấy độc trị độc. Căn nguyên cũng xuất phát tại tâm của nó, nay muốn cứu nó thì cũng phải bắt tâm của ta như tâm của nó.
...
- Láo!
Ta tát một phát mạnh vào mặt Nguyễn Thị Anh, dẫu biết Thần phi chẳng làm gì sai. Nguyễn Thị Anh run rẩy, đôi mắt vằn những tia máu, tỏ rõ sự bực tức. Ta càng làm già:
- Quỳ!
- To gan! - Một tiếng nói sang sảng vang lên, nhưng không phai của Thần phi Nguyễn Thị Anh. Ta giật mình quay ra, thấy Hoàng thượng đương nhìn tôi, thoạt qua có vẻ bình thản nhưng kì thực ngài đang cố dồn cảm xúc tức giận của mình xuống. Tỏ vẻ lo sợ, ta quỳ lạy:
- Xin hoàng thượng khai ân!
Thần phi Nguyễn Thị Anh - vốn là người đang được bề trên sủng ái - không vuột mất thời cơ, nũng nịu:
- Hoàng thượng ơi! Bà kia đánh em, tát em! Em đau quá!
Dẫu có là trang nam tử anh kiệt nhưng gặp mĩ nhân lòng khó mà xiêu đổ. Huống hồ Hoàng thượng lại đang sủng ái Thần phi. Biết chuyện Nguyễn Thị Anh bị ức hiếp, ngài giận ta lắm, nói:
- Áp giải Dương phi ra điện Kính thiên xét xử.
Điện Kính Thiên.
Nhà vua ngự trên cao, trăm quan quỳ bên dưới. Thảm đó trải rộng. Thần phi Nguyễn Thị Anh nét mặt đắc thắng, tựa đầu lên ghế, thoải mái khôn cùng. Vẻ bình thản ấy rõ ràng trái ngược với ta, kẻ đang quỳ dưới thảm, khóc lóc cầu xin, rất là thảm hại. Thực ra ngay cả Thần phi cũng đang giả vờ, vì mọi sự đều là cuộc thoả thuận giữa ta và ả, mà ta sẽ kể lại trong dịp khác. Vua phán:
- Dương Thị Bí to gan, dám đánh Thần phi. Trước đây nhà ngươi vin vào việc là mẹ của Thái tử mà lộng hành, trẫm đã nương tình giáng làm Chiêu nghi. Nhưng ngươi không hối cải sửa chữa sai lầm, mà ngựa quen đường cũ. Xét thấy, không phạt nặng thì không thể làm gương cho mọi người. Các ngươi nghĩ sao?
Ta tỏ ra lo lắng, nhìn trái trông phải, dập đầu van xin các quan. Họ thương ta thì phải, bởi trăm miệng một lời, cùng nói:
- Xin hoàng thượng nương tình.
- Nặng thì chém, nhẹ giáng làm thứ nhân. Ngươi muốn hình phạt nào?
Nghe vế đầu "Nặng thì chém" ta sởn gai ốc thực. Ta không phải bậc anh hùng lẫm liệt không sợ chết. Mà dù có là anh hùng đi chăng nữa, há lại chịu chết chỉ vì chuyện này. Nên nghe hết câu, ta tiếp lời luôn:
- Thần thiếp xin nhận hình phạt thứ hai.
- Mẹ đã lộng quyền như thế, con tất cũng như vậy. Mà lộng quyền là điều tối kị của bậc đế vương. Lê Nghi Dân vì thế không xứng đáng làm Thái tử. Nhưng chuyện này sẽ nói sau. Hôm nay, để răn dạy các thê thiếp cung nữ trong hậu cung, ta giáng Dương Thị Bí làm thứ nhân.
Mặt ngoài đau khổ nhưng trong lòng ta đang rộn lên niềm vui xốn xang. Mong ước bao lâu đã thành. Chẳng những tránh được cho con ta nguy hiểm, việc (tỏ ra) lạm quyền và (cố tình) phạm lỗi còn giúp ta có được cuộc sống bình dị, an nhàn. Khăn gói về quê, mọi người thường ngậm ngùi quyến luyến, nhưng ta lại vui lắm thay. Trả lại nơi Thăng Long một cái nhìn nhạt nhoà giữa bao cái nhìn khác. Ơi bầu trời bình minh gợn mây bay bay, có tiếng gà gáy nơi đầu thôn ngõ xóm! Ơi dòng sông quê, vài chiếc lá thu chao lượn trên con nước xuôi về phương trời nào! Ơi làn khói nghi ngút đượm hương quê nhà! Tôi đã về đây hỡi những luỹ tre xanh, cánh đồng vàng, hoàng hôn tím, đêm tối đen! Đời tôi là quê, quê là đời tôi!
---
Thực ra tôi chưa về quê vội. Tôi còn ở lại kinh thành vài hôm nghe ngóng tin tức của con trai. Nó đã bị giáng làm Lạng Sơn Vương. Thế là tôi đủ yên tâm rồi. Nhưng không hiểu sao tôi chưa chịu về. Mấy năm nay sống tại kinh thành, hình như giữa tôi và đất cố đô đã hình thành một sợi dây chăng tơ nối kết tình cảm. Gắn bó thì không nhưng tôi vẫn quyến luyến không nỡ xa. Tôi sẽ nhớ lắm những hàng vải, hàng cơm chốn kinh thành, nhớ những buổi ngồi dưới bóng cây nhìn đoàn người tấp nập chạy qua mà cảm thấy thi mộng quá thể. Nên ở hay đi?
Mấy ngày sau, kinh thành rộ lên vụ án "Lệ chi viên". Đại khái là nhà vua lâm bệnh rồi băng hà. Nhưng có người đều bảo hung thủ thực sự là Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi. Vì hôm đó bà ở lại tẩm bóp cho vua. Không biết sự thực thế nào, nhưng tôi cảm thấy ấy nơi đây lắm điều thị phi quá. Ở lại chỉ vác hoạ vào người thôi. Không bằng rũ áo trở về quê. Câu hỏi bấy lâu nay đã có câu trả lời.
Tôi sắp về rồi, nơi trang Cá Chử, tổng Kê Sơn, huyện Đồng Lại, phủ Tân An, về với nước biếc non xanh bình dị thân quen. Hơi biển thân thuộc sẽ lại hâm ấm lòng tôi đang lạnh giá. Chắc chắn rồi! Yêu lắm miền quê!
---
Đồng ruộng bát ngát thênh thang. Nắng chiều ngả nhạt, màu vàng của lúa loà cùng màu vàng của nắng, cảnh sắc nên thơ làm hút hồn, ngẩn ngơ con người ta. Những chàng trai lực lưỡng chưa chịu buông tay cày, còn mải gặt lúa. Những cô thôn nữ trò chuyện ríu ran, tán ra tán vào, đủ mọi sự trên trời dưới đất. Lại có cô đội khăn vuông mỏ quạ lấy nước từ dưới giếng, tranh thủ ngắm mình trong dòng nước trong vắt, rồi tự cười vui vẻ. Xa xa, mấy luỹ tre hơi khom khom lưng, tỏ vẻ kính cẩn dưới ánh dương sắp tắt. Gió lùa qua những khóm tre, phát ra âm thanh tươi trẻ nhưng dịu dàng, sức sống ẩn chứa trong từng tiếng ngân.
Thế đấy, những tháng ngày đời dân dã cứ thế trôi qua. Một thân nhưng không cô đơn, ở kinh thành có kẻ hầu người hạ nhưng vẫn trống vắng. Sao tôi không sớm nhận ra nhỉ? Một bữa, tôi đã tự hỏi mình như vầy khi ngồi gẫm sự đời bên dòng sông biêng biếc. Hồn tôi thả theo dòng nước phiêu bồng mà đầu cứ nghĩ hoài. Chợt có có tiếng chân ngựa trên đất, tiếng ngựa hí vang trời. Tôi ngoảnh lại nhìn, và thấy một viên quan trông quen lắm. Nhưng nói gì thì nói, mình vẫn là phận thần dân, trước quan không khấu lạy thì ắt bị vào ngục thất. Vả chăng hắn đang cầm cái gì trông hệt như thánh chỉ. Ồ mà thánh chỉ thật! Vừa quay ra nhìn tôi đã thấy ngài ấy đang nhìn chằm chằm vào tôi. Tôi vội vã đứng lên, rồi quỳ xuống, nói:
- Tham kiến đại nhân!
Đã lâu rồi, tôi trở thành người nông dân bình thường, với những cung bậc cảm xúc của một người nông dân bình thường. Thấy quan đương nhiên vô cùng lo lắng. Vị quan kia mở thánh chỉ ra, đọc màcứ run run, ngắt quãng:
"Thuận thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết
Ta đã lên ngôi, không đón Thái hậu về, để người lưu lạc phương xa, thực vô cùng bất hiếu! Nay trẫm muốn sửa lỗi lầm, triệu Thái hậu về cung. Mẹ ơi! Về với con đi! Nghi Dân của mẹ đây! Mẹ ơi về với con!".
Càng nghe, tôi càng sửng sốt, rồi lo lắng, lăn tăn. Mới đó mà nó đã soán ngôi vua. Gẫm một lúc, tôi nói rành mạch, quyết đoán:
- Dân nữ xin kháng chỉ!
- Bà không sợ chết ư?
- Giữa sống và chết, dân nữ chọn sống. Nhưng giữa tồn tại và chết, dân nữ chọn chết.
Chỉnh sửa lần cuối: