Ấp tập viết

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.032
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
https://www.facebook.com/tinhcanhvudoc/photos/a.339771461271455/358493126065955/
(link bài gốc :> giờ mới nhớ ra để trả em nó về góc luyện viết, đồng thời để cảnh tỉnh bản thân đừng có lười :) )
___________________________________
Madeleine đuổi theo muôn dòng sáng lấp loáng trên mặt biển; chúng tựa như trăm lưỡi gươm bạc kéo dài từ chân trời đến bên bờ cát vàng ruộm. Chiếc đuôi cá phía sau trập trùng trong điệu múa của sóng biển rì rào đương quẫy mạnh mà lao về phía trước. Phải, Madeleine có một chiếc đuôi cá. Phải, nàng là một nàng tiên cá đích thực.

Madeline theo thói quen đuổi theo ánh sáng đầu tiên vào hừng đông. Như lời dì Ula, Madeleine không bao giờ bơi vào trong khu cấm địa gần người nơi có một dải phao nổi màu cam sáng, nàng bơi ngược từ đó tới tận rìa biển cả - chốn tận cùng của thế giới đương vẫy gọi. Đàn cá mập lưng xám kéo theo sau nàng. Gió thổi trên đầu ngọn sóng, âm thanh rì rào của cha lẫn với tiếng của biển cả nhân từ, vang vọng khắp vòm trời xanh lồng lộng. Madeleine khẽ thu mình ở đoạn biển cuối, khi khối tròn đỏ ửng đã treo tới lưng con đồi, nàng lấy đà bật đuôi, nhảy thẳng lên khỏi mặt biển. Cả đàn cá mập cũng lao nhanh nhảy theo sau nàng. Một khắc đẹp đến nghẹt thẻ: chục con cá khổng lồ như đứng im, treo sững mình trên tầng không. Ánh sáng đầu tiên của ngày mới, Madeleine gập eo lộn người như thường lệ. Nàng đương nằm trọn mình trong dòng ánh sáng đầu tiên.

“Bắt được rồi”, Madeleine nhắm mắt ôm lấy đồng xu bạc trong tay cầu nguyện, “Xin thần Ánh Sáng cho con được gặp mẹ.”

*

Madeleine nhanh chóng lặn xuống dưới biển sâu khi ngóng thấy một con tàu ở phía xa đang vượt quá địa phận.

- Madel! Con lại ở đâu vậy?

Giọng cha đầy mệt mỏi. Madeleine lại chỉ có thể nhún vai: nàng không thể đáp lại Người bởi lời nguyền. Phải, một lời nguyền dành cho người cá lai bởi mối tình vụng trộm giữa cha và mẹ. Cha kể rằng mẹ Madeleine là chủ cửa hàng bánh ngọt xinh đẹp nhất trên một dãy phố Pháp nằm ven con sông Seine. Cha bảo tên của nàng là mẹ đặt theo món bánh ưa thích của hai người. Mỗi khi nhắc về mẹ, cha đều nở một nụ cười rất hạnh phúc. Vô cùng hạnh phúc.

- Cha biết con không thể đáp lời cha, nhưng chúng ta đã cam kết là sau khi cha gọi con là con phải có mặt trước mắt cha chứ nhỉ?

Cha yêu thương Madeline, kèm theo nỗi lo sợ nàng sẽ bỏ cha mà đi như mẹ nàng. Madela không rõ điều gì đã khiến mẹ xa rời cha. Cha yêu mẹ, yêu rất nhiều, nhưng mẹ đã bỏ cha. Dì Ula bảo vì mẹ và cha không cùng thế giới, mẹ không thể bên cha, cha cũng không thể rời bỏ mọi thứ để ở bên mẹ. Nhưng, Madela chẳng hiểu gì cả, nếu đã là tình yêu, sao lại còn nhiều những lý do tới thế? Nàng chẳng hiểu gì sất. Chẳng hiểu một giọt chữ nào.

- Cái gì cơ? Lên mặt biển? Không! Không đời nào!

- Con mặc xác ta ư? Rồi, thôi được rồi! Chỉ một ngày thôi đấy. Không ngày rưỡi gì cả, một ngày! Hai ngày? Madel con tính làm cha tức chết đó hả? Giờ con mặc cả với ta đấy hả? Một ngày! Ta cho con một ngày.

*

Không giống người cá thuần chủng phải uống dược ngâm từ chiết xuất hải sâm, ba nhánh san hô dài một mét và dịch của cá đuối chết, Madeline chỉ cần leo lên bờ chờ tới khi đuôi nàng được sưởi ấm bởi ánh mặt trời, nàng sẽ có một đôi chân dài hết ý. Vụ này đã được Madeleine khám phá ra từ hồi nàng mười bốn tuổi. Một lần, nàng đã kệ xác cha mà leo lên ven biển giáp rừng vào mùa đông. Nàng nhớ rõ cảm giác lá khô vỡ răng rắc dưới chân mình. Nàng phải đi lại mấy lần cho quen. Đó là một cảm giác kì lạ. Nàng thấy mình lênh khênh. Khác hẳn với cảm giác nhảy lên giữa không trung tràn ngập tự do. Nàng thấy vướng víu và nhọc lòng. Còn khổ sở hơn chuyện phải nói chuyện với người khác. Và nàng cũng phát hiện ra nàng chẳng câm chút nào. Nàng có giọng nói, giọng Pháp là hẳn hoi. Vì ở lần ngoi lên bờ thứ ba mươi tám, khi nàng tròn mười sáu tuổi, Corentin đã khẳng định chắc nịch như thế.

Madeline đã dạt thành công vào một tảng đá lớn mé trái thị trấn ven biển La Hague - “một thị trấn vắng người và được hạn chế xe cộ”, cha nói. Nhưng vấn đề khác đó là, quần áo của Madeleine ướt như chuột lột. Ướt nhẹp! Nàng đã mất công chuẩn bị, thế mà…

Corentin vừa hay tới đón nàng. Một đứa nhóc mười bảy với mái tóc màu hung, làn da bánh mật và nhiều nốt tàn nhang hét lớn về phía cô gái kì lạ đứng bên bức tường đá phía Nam thị trấn.

- Chị Madeleine! - Thằng bé gào to rồi cười khanh khách khi thấy bộ dạng của Madeleine.

- Hừ!

- Trời ạ! Chị kiếm đâu ra thứ quái quỷ này vậy? - Thằng bé cợt nhả, chăm chú nhìn vào cái váy đầm xòe sũng nước, mấy con sò đen vẫn còn gắn trên thân váy, cuộn bên dưới là tảo biển. Trông như thể ai đã dìm cái váy xuống đáy biển tám đời vậy.

Corentin vẫn tiếp tục trò đùa suốt đoạn đường khi đèo Madeleine trên con xe đạp, đến một cửa hàng quần áo gần đó. Theo lộ trình vạch sẵn, Corentin sẽ đưa Madeleine trở lại Paris, dọc bờ sông Seine. Madeleine muốn gặp mẹ. Đó là lí do cô muốn lên bờ. “Thề có Chúa, không yêu đương!”, Madeleine lẩm bẩm với cha.

Men dọc đường, Corentin chỉ cho nàng những rặng rừng sồi cao lớn mọc bên rìa biển, những tảng đá to lớn hùng vĩ đồ sộ, dù còn chẳng được bằng một phần ba dãy Khalp để làm ghế cho cha ngồi, vườn dâu, loại quả màu đỏ bé tí ti trông chẳng đẹp như mấy con sao biển con nhỏ, và hồng Địa Trung Hải, y hệt màu đuôi nàng. “Chao ôi! Một thế giới xấu xí làm sao!”, Madeleine nhủ thầm.

Mất 373km để tới được Paris. Họ sẽ chuyển lộ trình liên tục bằng nhiều phương tiện, chuyển chuyến taxi từ Acquevillie, cho tới tận Caelan thì đi bằng tuyến xe buýt. “Nếu đi bằng máy bay thì mọi thứ sẽ tiện hơn nhiều, nhưng em sợ là chị không quen”. Madeleine không có tiền mặt, cô nhờ Corentin đổi bằng đồng tiền vàng cũ từ thời hải tặc xưa và mấy viên ngọc trai đen. “Em phải lén nhờ một người anh thân thiết đem đổi ở tiệm kim hoàn.” Corentin nói dối bố mẹ về chuyện tới tận La Hague đón Madeline, nhưng cậu tin chắc chỉ cần họ gặp chị, họ sẽ không thể nào từ chối chị được. Đó là điều bất khả.

Để tránh về muộn quá hai ngày thì Madeline sẽ trở về bằng cách bơi dọc Seine, ở đó có một điểm khóa dịch chuyển ban đêm mà cha vô tình biết được. Nhưng đó là lối một chiều, chỉ có thể về.

Sau cả một ngày dài, chẳng mấy chốc, đèn đường đổ trên tuyến đường thủ đô Pháp. Những gạch lát cũ sáng màu chìm trong chiều chạng vạng, ngả bóng bức điêu khắc đang ngày càng đậm màu.

- Mẹ hẳn sẽ nhận ra chị. - Madeleine thì thầm, dựa đầu trên vai Corentin khi thằng bé đã say ngủ. – Nhờ đồng tiền này. - Nàng nắm trong tay một đồng xu bạc, chìm vào giấc ngủ.

*

Trời đã trở tối trên dọc đường nằm bên bờ sông Seine. Corentin kéo tay chị Madeleine, đẩy cửa bước vào một căn nhà hai tầng có mặt tiền là một cửa hiệu bánh ngọt.

- Mẹ ơi!

Người phụ nữ ở bên trong cửa tiệm đang bày bánh trên tủ kính bên trong khẽ quay người ngạc nhiên. Thoáng lông mày hơi nhíu lại, gương mặt hiện lên vẻ “khó có cách nào chấp nhận nổi” nhìn về phía Corentin. Và dường như, thằng bé hiểu biểu cảm đó mà trốn ra phía sau Madeleine.

- Ồ, chào cháu! - Người phụ nữ ấy lườm cảnh cáo Corentin, rồi nhanh chóng mỉm cười. Đôi mắt màu xám xanh và chiếc răng khểnh ánh lên. – Cháu là Madeleine hả?

- Dạ… - Madeleine đứng sững người.

Ánh sáng của đồng xu bạc phản chiếu dưới ánh đèn ấm màu cam của cửa tiệm. Thứ ánh sáng cô ôm trọn cả ngàn lần khi bơi về phía hừng đông ấy đang phản chiếu trên cổ người phụ nữ xa lạ.

Madeleine nghe tim mình hẫng một nhịp.

Đó là mẹ?

“Vậy ra…”, Madeleine mù mờ nhìn về phía Corentin.

- Thằng nhóc này! - Nàng quay người về phía giọng nói ồm ồm lẫn phát ra từ phía bên trong tiệm bánh. Người đàn ông với mái tóc hung đỏ hậm hực trông về phía Corentin.

Tiếng bật cười khúc khích từ phía mẹ.

- Thôi mà anh Ames! - Ánh mắt bà trìu mến nhìn người đàn ông đó - Bạn của Corentin đến chơi đây này!

Madeleine đột nhiên tai mình ù đi, rồi mọi thứ xung quanh hoàn toàn xây xẩm, tối sầm trong chốc lát. Nàng thấy trần nhà và ánh sáng đèn mờ mịt, trong khi mặt sàn đã nằm bằng tầm mắt nàng. Madeleine rên rỉ trong cơn mất ý thức:

“Không... không...”

Rầm!

***

Lúc Madeleine tỉnh lại thì nàng đang nằm trong một căn phòng nhỏ, với chiếc giường vẻ như là giường của bố mẹ Corentin.

- A! Chị tỉnh rồi! - Tiếng nhóc Corentin vang và sáng như âm se sẻ. Nhóc liên hồi kể đủ thứ chuyện.

Tuy thế, lúc này nàng tiên cá lai nào còn để ý được tới chuyện đó.

- Corentin này!

- Dạ?

- Em có biết sợi dây chuyền mẹ em từ đâu không?

Thoáng im lặng và Corentin nhìn Madeline như thể suy tính điều gì đó. Điều kì lạ là thằng bé không tỏ vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi.

- Em không. Lúc em còn có kí ức thì mẹ đã đeo sợi dây chuyền đó rồi. Mà chị để ý không? - Corentin hấp háy mắt - Chị có đôi mắt, y hệt mẹ em!

Một lúc sau bà Elaine bước lên lầu và bảo nhóc Corentin rời đi cho Madeline nghỉ. Bà rất khách sáo mà xin lỗi Madeleine về tính khí của cậu nhóc nhà mình.

- Cô… - Madeline sốt ruột mà nắm chặt một khoảng chăn khi thấy bóng dáng bà Elaine cắm cúi dọn dẹp phòng - này… - Nàng ngắc ngứ - Có phải…?

Vẻ bà Elaine không chú tâm tới sự bứt rứt của nàng, bà cứ loay hoay mà đặt đồ nọ đồ kia, miệng thì cứ liên tục hỏi Madeline nay muốn ăn thứ gì.

- Chiếc dây chuyền đính đồng xu… - Madeline hết sức nói to, đôi mắt nàng đã mở lớn hơn thường lệ - của cô… Là từ đâu vậy ạ?

Lúc này, Madeline thoáng thấy vai bà Elaine thả nhẹ xuống. Im lặng trùm lên bà như bóng tối phủ Bà chậm rãi quay người nhìn về phía người con gái đã không gặp từ khi sinh ra. Cả gương mặt bà Elaine cứng ngắc, lại vẻ như đang cố kìm nén như nhăn nhó đau khổ. Bà cụp mắt, nhìn xuống dưới mặt sàn, nhẹ giọng:

- Madeline,… - Bà sờ lên mặt dây chuyền, giọng ngày càng nhỏ – Ta là …

“Bùm!” Madeleine nghe tiếng nổ vang trong đầu mình. Ánh mắt của bà …

- …Của con …

Những ký ức về mẹ qua âm giọng trầm, trong ánh mắt hạnh phúc và nụ cười mỉm khi cha ngước nhìn bầu trời. “Mẹ con luôn ở cạnh cha!” Madeline thấy mình gục khóc khi những người cá khác đang đánh mắng cô là đồ không mẹ. Là ngàn lá thư chỉ có hai dòng, chữ từ xấu tới khi nắn nót, nằm trong bong bóng nước dưới thư phòng cha luôn khóa kín.

“Gửi Paris của anh,

Anh yêu em.”

Vậy mà… Corentin? Và người đàn ông tóc hung ấy? Tại sao… Tại sao mẹ...? Tại sao lại là… Corentin? Madeleine òa lên, bật khóc nức nở. “Không, không!” Nước mắt cứ chảy đầy trên tay nàng, chúng ứ trào không thể nào kiểm soát.

- Tại sao… Tại sao mẹ có thể làm thế với cha? Cha …Cha ... - Madeleine rức lên - Còn con... Còn con thì sao? Con chẳng là gì ư?

Nước mắt nàng rơi đầy trên sàn nhà, hóa thành những hạt ngọc trai trắng lóa mắt. Bà Elaine bấu chặt tay mình, đau lòng nhìn con gái.

- Madeleine … - Bà bước tới gần mà run rẩy vươn tay, nhưng Madeleine đã tránh chúng.

Đôi mắt cụp theo bàn tay buông thõng xuống. Gương mặt bà Elaine lúc này ngập trong nỗi thất vọng. Bà run rẩy, cả cơ thể mỏng manh của bà run rẩy.

- Là lỗi của mẹ… Là… - Bà tựa vào cửa. Móng tay hằn sâu trên da thịt. - Là… tại mẹ…

- Phải! - Madeleine hét lớn. Nàng vùng dậy, đưa đôi mắt thù hằn ướt nước về phía mẹ mình - Đó là lỗi của mẹ! Mẹ là người đã bỏ cha và con! Mẹ không bao giờ xứng đáng có được hạnh phúc! - Nàng trợn mắt, rồi chạy vụt xuống duới tầng, chạy ra khỏi cửa tiệm vắng khách.

Bà Elaine lắp bắp gọi tên con gái, nhưng không một tiếng nào, không một tiếng nào thốt nên lời.

*

Corentin tìm thấy Madeleine đang gục khóc ở điểm khóa chuyển bên bờ sông Seine. Cậu nhóc nhíu chặt mày, im lặng đưa cho nàng một xấp những tấm thư đã ố vàng. Nhưng nàng tiên cá chỉ có thể khóc rưng rức, Corentin phải tự tay mở thư mà đưa cho nàng.

“Gửi biển cả của em,

Khi viết lời này em đã thấy thật không thể tin nổi. Người em yêu là một vị thần biển. Anh lừa em suốt cả một năm trời đấy, Dylan ạ. Em cứ mỉm cười khi viết suốt, anh biết chứ? Nghĩ đến anh là em sẽ không thể nào ngừng việc cảm thấy hạnh phúc. Cứ như em đang nếm mật ong khi đổ vào bánh vậy. Ngọt ngào, ngọt ngào, ngọt ngào. Em đã luôn thấy mình đang trong một căn nhà gỗ sồi nhỏ bên bìa rừng, ánh sáng ngập tràn trong khi anh ở đằng sau với tay ôm trọn lấy em. Một buổi sáng thật tuyệt!

Em yêu anh. Tới độ em không thể nào bảo bản thân hãy ngay lập tức ngừng yêu anh lại. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi khắc, dù anh sẽ làm cửa tiệm em ngập nước, dù anh sẽ làm hỏng món Madeleine mà em cố công làm, dù anh chẳng thể nói với em bất kì thứ tiếng người nào, dù anh đã chọn từ bỏ em, Dylan của em, em vẫn yêu anh.

Nên, xin anh, đừng im lặng. Em biết Madeleine và anh thuộc về với biển, con không thể sống với em, nhưng liệu mình còn có cách nào khác không anh?”

“Gửi biển cả của em,

Em biết anh đã đau lòng tới mức nào… Có lẽ em đã ích kỷ… Chúng ta, nên làm thế nào đây anh?”

“Gửi biển cả của em,

Anh không gửi cho em lá thư nào, và em thực thấy lo lắng, hãy gửi cho em một điều gì đó. Được không anh?”

“Gửi biển cả của em,

Em viết thư này ngay khi nhận được thư của anh. Lạy Chúa, anh đã học viết tiếng Pháp từ khi nào vậy? Em thực lòng hạnh phúc Dylan ạ. Em ước gì mình có thể gặp nhau như tháng Tám năm ngoái ở ven La Hague. Có lẽ chỉ là mộng tưởng thôi anh nhỉ? Có lẽ em phải dừng mối tình này lại. Em sẽ chết mất. Không, em sẽ không chết phải không Dylan? Em không rõ nữa. Anh có thấy em khóc không? Anh có thể thấy em đang khóc không Dylan?”

Madeleine ôm lấy ngực mình, vì cơn đau như đang xé tim và phổi của nàng đến nghẹt cả lại. Nước mắt lại chảy trào ra.

- Madeleine ạ, mẹ chỉ muốn gặp chị. Từ nhỏ, mẹ luôn kể rằng em có một người chị tiên cá và chị đang chờ em ở một bờ vịnh nào đó. Thế nên, khi gặp chị lần đầu tiên, em đã tin rằng, chị là chị của em.

- Vậy thì tại sao chứ? Tại sao mẹ...

- Em không biết, Madeleine ạ! – Corentin lắc đầu – Em không biết mẹ và cha chị tại sao... Em cũng sẽ không bao giờ biết, phải rời bỏ một người mình còn thương, đó là thế nào…

Madeleine nhòa lệ. Cô không hiểu, cô thật sự không hiểu được.

- Cha bảo em, mẹ đã yêu cha chị - Thằng bé trầm giọng – bằng một tình yêu tự do.

“Mẹ đã trao cha trở về biển cả, nơi mà tim cha thực lòng thuộc về.”

*

Nhiều ngày sau đó, nơi rìa biển, người ta vẫn thấy cảnh đàn cá lộn nhào trên tầng không. Tuy thế, chỉ có thần Ánh Sáng biết rằng, đã có một điều khác lệ thường.

“Xin thần Ánh Sáng đem cho mẹ con hạnh phúc vĩnh hằng.”

Rằng Ngài biết Madeleine đang dành tặng mẹ một tình yêu tự do như mẹ đã từng.
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.032
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Nay song cửa thoáng lấm mưa bụi bay. Vọng ra ngoài sương đang giăng trên đôi tòa chung cư đô thị. Hà Nội lại cận những ngày giáp Tết, se sẽ khí trời rét mướt ùa về. Nắng không tới trong những ngày này, chỉ có thứ ánh sáng nhàn nhạt đổ trên lát gạch nhà, đủ để người ta biết là trời đã sáng. Mưa lớt phớt hạt có hạt không, không dày và nặng hạt như đầu xuân nồm trời, có lẽ đang muốn nhắc khéo là cuối đông rồi.

Mấy năm nay, Hà Nội không còn rét như dạo trước – kiểu rét phải ba bốn tầng áo dày, mà có khi mặc chừng ấy thì “gió bấc” vẫn luồn thốc qua tai hay kẽ áo. Hà Nội đông đôi khi vẫn là những ngày nắng dài, chỉ có điều khô hanh thì khó bỏ. Cũng đã lâu hiếm thấy lại những cành lá xơ xác, trơ trụi trên những tuyến đường. Ấy thế, người ta vẫn náo nức chờ gió mùa về. Mà gió thì chỉ tràn về một chốc thôi, độ dăm hôm, trời sẽ nắng trở lại. Chân tay cũng không còn lạnh ngắt đến mức cước giá cả đôi bàn.

Giờ đã chuyển trưa, ánh sáng ban nãy rạng rỡ hơn nhiều, vẻ ảm đạm và ẩm sương trên những tầng nhà đã bị xua đi mất dạng. Mưa ngừng, sương cũng tan một nửa. Những hộp nhà nằm im lìm hiền lành dưới khung trời đùng đục màu sữa pha loãng. Vẻ như người ta đã đi làm cả. Chỉ thoảng nghe âm thanh máy hàn rè rè và tiếng bíp còi xe khi qua ngõ rẽ khuất mắt. Rồi tất cả lại trở về yên ắng. Yên ắng trên những sợi dây điện vắt tầm trung, trong đôi cửa sổ đóng chặt im lìm, hay vẻ tĩnh lặng của dãy xe máy dựng tạm trước cửa nhà. Những dây thường xuân và vạn niên thanh len qua đôi chuồng cọp thả xuống ngõ nhỏ chốn dân cư một sự sống yên bình.

Kiểu ren rét thế này thường người ta sẽ thèm lẩu. Nồi nước sôi ùng ục đặt giữa bàn và hơi nóng phả trên tầng không khi dăm người quây quần ngồi lại. Hoặc là những món nước lèo ăn ban sớm. Nóng và ấm tràn trong cổ họng, kéo xuống bụng đến tỉnh cả người. Đôi khi hít lấy hít để cái tiết trời lạnh và thích thú khi khói quấn quít trong hơi thở. Những niềm vui nho nhỏ kiểu vậy, khiến Hà thành kiêu kỳ chợt bình thường và đáng yêu lạ lùng.

Một sự sống êm đềm giữa xô bồ sáng trời bên ngoài đường lớn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Bắc Lam

Gà tích cực
Tham gia
30/3/20
Bài viết
169
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Nay song cửa thoáng lấm mưa bụi bay. Vọng ra ngoài sương đang giăng trên đôi tòa chung cư đô thị. Hà Nội lại cận những ngày giáp Tết, se sẽ khí trời rét mướt ùa về. Nắng không tới trong những ngày này, chỉ có thứ ánh sáng nhàn nhạt đổ trên lát gạch nhà, đủ để người ta biết là trời đã sáng. Mưa lớt phớt hạt có hạt không, không dày và nặng hạt như đầu xuân nồm trời, có lẽ đang muốn nhắc khéo là cuối đông rồi.

Mấy năm nay, Hà Nội không còn rét như dạo trước – kiểu rét phải ba bốn tầng áo dày, mà có khi mặc chừng ấy thì “gió bấc” vẫn luồn thốc qua tai hay kẽ áo. Hà Nội đông đôi khi vẫn là những ngày nắng dài, chỉ có điều khô hanh thì khó bỏ. Cũng đã lâu hiếm thấy lại những cành lá xơ xác, trơ trụi trên những tuyến đường nữa. Ấy thế, người ta vẫn náo nức chờ gió mùa về. Mà gió thì chỉ tràn về một chốc thôi, độ dăm hôm, trời sẽ nắng trở lại. Chân tay cũng không còn lạnh ngắt đến mức cước giá cả đôi bàn.

Giờ đã chuyển trưa, ánh sáng ban nãy rạng rỡ hơn nhiều, vẻ ảm đạm và ẩm sương trên những tầng nhà đã bị xua đi mất dạng. Mưa ngừng, sương cũng tan một nửa. Những hộp nhà nằm im lìm hiền lành dưới khung trời đùng đục màu sữa pha loãng. Vẻ như người ta đã đi làm cả. Chỉ thoảng nghe âm thanh máy hàn rè rè và tiếng bíp còi xe khi qua ngõ rẽ khuất mắt. Rồi tất cả lại trở về yên ắng. Yên ắng trên những sợi dây điện vắt tầm trung, trong đôi cửa sổ đóng chặt im lìm, hay vẻ tĩnh lặng của dãy xe máy dựng tạm trước cửa nhà. Những dây thường xuân và vạn niên thanh len qua đôi chuồng cọp thả xuống ngõ nhỏ chốn dân cư một sự sống yên bình.

Kiểu ren rét thế này thường người ta sẽ thèm lẩu. Nồi nước sôi ùng ục đặt giữa bàn và hơi nóng phả trên tầng không khi dăm người quây quần ngồi lại. Hoặc là những món nước lèo ăn ban sớm. Nóng và ấm tràn trong cổ họng, kéo xuống bụng đến tỉnh cả người. Đôi khi hít lấy hít để cái tiết trời lạnh và thích thú khi khói quấn quít trong hơi thở. Những niềm vui nho nhỏ kiểu vậy, khiến Hà thành kiêu kỳ chợt bình thường và đáng yêu lạ lùng.

Một sự sống êm đềm giữa xô bồ sáng trời bên ngoài đường lớn.
Sốt xình xịch bạn tui ơiiii<:-P.Tui đang chán muốn chết với thời tiết mà đọc bài xong thấy tự nhiên nơi mình ở rõ tình là sao đâyyy8-x?
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.032
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Sốt xình xịch bạn tui ơiiii<:-P.Tui đang chán muốn chết với thời tiết mà đọc bài xong thấy tự nhiên nơi mình ở rõ tình là sao đâyyy8-x?
Ủa người sốt hả? Sao tekkk???? Sốt còn cầm điện thoại lướt chi =“=
:)))))) Câu hỏi sau khen tui viết khá, hay là muốn khen người viết sống tình cảm đây hả người :>>>>>>>>>> hí hí hí :>>>>>>
Sốt thì nằm nghỉ đi bạn trẻ “Bắc Lime” :>>>>>>
 

Bắc Lam

Gà tích cực
Tham gia
30/3/20
Bài viết
169
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Ủa người sốt hả? Sao tekkk???? Sốt còn cầm điện thoại lướt chi =“=
:)))))) Câu hỏi sau khen tui viết khá, hay là muốn khen người viết sống tình cảm đây hả người :>>>>>>>>>> hí hí hí :>>>>>>
Sốt thì nằm nghỉ đi bạn trẻ “Bắc Lime” :>>>>>>
Dĩ nhiên là tui khen tay viết của bà rồi:>>"Bắc Lime" sẽ vờ đi nghỉ và hóng bài kế của bạn Lime thật :3.
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.032
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Dĩ nhiên là tui khen tay viết của bà rồi:>>"Bắc Lime" sẽ vờ đi nghỉ và hóng bài kế của bạn Lime thật :3.
:))))))))))))))) mệt thì nhớ nghỉ đó nha ='= lăn ra bắt đền tui hổng có chịu đâu nghe :)))))))))))))
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.032
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Phía bên trong sảnh chính bắt đầu ồn ào và đông người hơn, tôi lách mình qua một cửa hậu để đi ra hành lang ngoài trời nằm trái khu di tích. Biển hướng dẫn chỉ số 2 với tiêu đề “Hà Nội là …”. Chân dừng một chốc trước tấm phướn giới thiệu tổng quan khu triển lãm. Theo dấu chỉ, tôi rảo bộ đi theo dọc hành lang. Chừng ba mươi xăng ti trên bờ tường ảm xám lại treo một bức đã đoạt giải từ cuộc thi đã lâu. Chủ yếu là tranh digital in lên khung. Nắng hắt chéo lên tấm biển nhỏ đề tên người vẽ và dăm dòng cảm quan phía dưới khung voan. Hầu hết từ ngữ đều mơ mộng, mang một vẻ quá vãng xưa cũ, hoặc không thì cũng ẩn đâu đấy cái nhìn hóm hỉnh lẫn hài hước. Tôi nhớ được ba bức, “Ga Hà Nội” vẽ về hơi bia (ga) Hà Nội chứ không phải ga tàu. Bức “Bệt” và “Hà Nội trong hộp”. Vẫn các di tích cũ từ Hồ Gươm, Lăng Bác - Ba Đình, với trà đá vỉa hè, loa phường hay khu tập thể cũ, có điều màu sắc và nét vẽ từ tranh đều tươi sáng và rạng rỡ lạ thường. Có lẽ chúng nhuốm cái nhìn từ người trẻ: ngó xuống thông tin tác giả, hầu hết đều độ 98 đổ về. Cạnh đó, dòng cảm quan duy nhất mà tôi ấn tượng thuộc về một tác giả sinh 91, tất cả chỉ có một dòng:

“Hóa ra mình cũng không biết nhiều về Hà Nội, nơi mình vẫn sống hàng ngày.”

***


Khoảnh sân nối sảnh chính và hậu viện của khu di tích hội quán người Hoa số 22 Hàng Buồm vẫn tiếp tục triển lãm không gian sáng tạo. Treo lơ lửng giữa ánh sáng nhạt cuối đông là những tấm khảo cán - theo như giới thiệu thì chúng như lệnh bài thông hành của các thầy cúng người Tày và người Dao kết nối thực tại với thượng đế. Điều tôi để ý hơn là cửa phía hậu viện đằng sau khu trưng bày. Cột chống và nét trạm trổ từ gỗ gụ nâu sáng vẫn được giữ nguyên kiểu kiến trúc Trung không tu sửa nhiều. Tấm hoành phi treo ở giữa, trạm nổi dòng chữ tiếng Hán tôi không rõ nghĩa. Nắng lên cao trên nếp mái ngói đỏ au lượn sóng, đổ bóng đôi con nghê ngồi hai bên chóp đỉnh.


Đi sâu theo dãy hành lang là triển lãm tranh cuộc thi ký họa Hà Nội và khu “Ký ức 22 Hàng Buồm”. Kiến trúc khu này đã chuyển hẳn sang kiểu kiến trúc Pháp thời 5x-6x với các ô cửa mái vòm dài, cánh cửa chớp sơn màu be nâu đan xen. Cửa chính đi vào cao đến cỡ ba mét hơn nhưng lại hẹp chừng vừa hai người bước ra bước vào. Người ta có treo một cái rèm và cột lại bằng dây nơ đỏ kiểu xưa. Phía bên trong hơi ồn nhưng không có người đứng để chụp hình. Sơ đồ tổng quan của hội quán Quảng Đông này treo ở cuối phòng, cũng ghi rõ những phần được tu sửa và phục hồi lại. Chủ yếu phòng trưng bày một số đồ khi tu sửa phải lược bỏ đi nhưng vẫn muốn lưu lại kiểu kiến trúc cổ cũ. Là những mũi giáo của cổng trước, bệ cống xi măng, kèm đó có một bảng kí ức treo những tấm ảnh cũ thời 2000 ẩm màu cả. Những nụ cười in trên tấm bảng đen trong sự sống của lớp người trước. Không hiểu khi sống trong thời đại đó, người ta đã nghĩ về điều gì? Hoặc, tại thời điểm tấm ảnh lưu lại, họ nghĩ gì mà cười tươi rạng đến thế?


Tôi bỏ ra ngoài vì trong phòng bắt đầu bí hơi người. Tấm phướn hướng dẫn cuối cùng là một tấm phướn viết hay, dù tôi không hiểu hết ý nghĩa truyền tải:

“Như những chương hồi đứt đoạn đan xen quá khứ và hiện tại. Chúng tái hiện những quan niệm về biên giới, thực địa và tín ngưỡng.”

“Nếu cố nhìn xuyên qua những chồng lớp ấy với ý muốn thấy được sự đối thoại của ý thức cá nhân trong tổng thể nhận thức của cộng đồng, thì vẫn không thấy có cái riêng tồn tại độc lập nào, mà chỉ có thể nhận thức cái riêng rõ nét nhất trong một cái chung tổng quát.”


Ký ức xưa cũ thể nặng trên vai, khi rời ra bằng cửa sau, trông lên khu tập thể cũ để những bệ hoa xanh cỏ, thấy xe máy đi ngang bên đường, tôi không tài nào thoát khỏi ám ảnh thẫn thờ từ quá khứ. Những nét bút chữ Nôm bằng mực đất họa hình trên sớ giấy cổ. Thể như vừa đi xuống một tầng hầm nào, nghe rõ những kiếp người vô danh thì thầm chuyện kể… Về một quá vãng, về một thời đại Hà thành vừa bước qua…
 
Bên trên