Hoàn thành Gốm - Hoàn thành - Ô ăn quan

Y_Nhi_xx

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/12/14
Bài viết
661
Gạo
0,0
Ờ, tại tuôi thấy cô bảo "liếc sơ" nên mới than thở thế. Cái vụ đánh nhau, có tham khảo của bà DA xí nên mới được như thế. ;))
Tưởng chị bảo sao, lúc đấy nào em đã kịp đọc nên chỉ mới liếc qua cái, để dành lúc nữa đọc. Đọc xong cười té ghế =))=))=)).
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Trời ơi, sao bà biết hay vậy? ^^
Bà sửa cmt này đi, tui đoán truyện thế nào kệ tui nhưng bà là tác giả, cmt này lộ nội dung, theo dõi ứ thấy hay nữa. ^^
À thêm tí nhận xét đoạn đánh nhau, đúng kiểu trẻ con oánh nhau, những câu chửi cũng thật, có điều tôi thấy hơi thô. Mỗi tội chưa biết sửa thế nào nên mới ngậm miệng lại không nói ở cmt đầu.
Cảm nhận của tui là khi Phụng đi với Chúc thì hiện lên một cô gái dịu dàng, đảm đang, biết suy tính trước sau, chín chắn, già hơn với tuổi.
Phụng đi với Quyền: lộ rõ bản chất một đứa bé gái, ngôn từ thô lậu, khó kiềm chế được tính tình.
Bà ngẫm coi đúng vậy không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Y_Nhi_xx

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/12/14
Bài viết
661
Gạo
0,0
Cảm nhận của tui là khi Phụng đi với Chúc thì hiện lên một cô gái dịu dàng, đảm đang, biết suy tính trước sau, chín chắn, già hơn với tuổi.
Phụng đi với Quyền: lộ rõ bản chất một đứa bé gái, ngôn từ thô lậu, khó kiềm chế được tính tình.

Em đồng tình với chị ;);). Em thích Phụng khi nhỏ là chính bản thân mình cơ, "già" trước tuổi giống em chỉ bị chúng nó chê lên chê xuống "chống ề" thôi :((:((.
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Bà sửa cmt này đi, tui đoán truyện thế nào kệ tui nhưng bà là tác giả, cmt này lộ nội dung, theo dõi ứ thấy hay nữa. ^^
À thêm tí nhận xét đoạn đánh nhau, đúng kiểu trẻ con oánh nhau, những câu chửi cũng thật, có điều tôi thấy hơi thô. Mỗi tội chưa biết sửa thế nào nên mới ngậm miệng lại không nói ở cmt đầu.
Cảm nhận của tui là khi Phụng đi với Chúc thì hiện lên một cô gái dịu dàng, đảm đang, biết suy tính trước sau, chín chắn, già hơn với tuổi.
Phụng đi với Quyền: lộ rõ bản chất một đứa bé gái, ngôn từ thô lậu, khó kiềm chế được tính tình.
Bà ngẫm coi đúng vậy không?
Đúng là tui viết theo mô típ đấy đấy. Phụng lúc nào cũng xuất hiện "đẹp" nhất trước mặt Chức. Thậm chí cái Chức nói ẻm hổng đồng tình, nhưng sẽ chỉ nghĩ trong lòng. Sở dĩ ẻm có cái tư tưởng như vậy là vì ẻm giống như là thần tượng Chức ấy. Nói sao ta, từ bé đến lớn Chức giống như là tấm gương để em noi theo. Em mặc định là phải hiền ngoan giỏi trước mặt Chức.
Còn với Quyền. Nhìn vậy thôi chứ em không ghét Quyền nha, chỉ bực vì Quyền hay ghẹo em thôi. Một phần vì Quyền bằng tuổi em, cho nên em không kiêng nể, một phần vì em cuồng Chức, nên chẳng việc gì phải giữ ý tứ trước Quyền cả. Đại loại thế.
Ở bên Quyền em là chính mình.
Ở bên Chức em là hình mẫu mà em muốn vươn tới.
Vụ đánh lộn và chửi nhau. Thực sự cũng không muốn viết bậy. Nhưng mà chả lẽ lại đối đáp giống như Chức. Vậy thì không đúng với hình tượng đại ca khối 8 mà tui xây dựng cho Quyền ấy. Có phải bà để ý từ "chết mẹ..." Không? Tui cũng hơi lăn tăn ở chỗ này đấy. Nhưng không nói thế thì chẳng biết bộc lộ cái tính cách thật của Phụng như thế nào, với việc đang làm ẻm bớt hoàn hảo chút.
Nhưng mà đúng là thô thật. Vậy mớ có câu thô nhưng thật. Híc, để xem đổi thành thế nào để bớt thô nhưng vẫn thật.
Tưởng chị bảo sao, lúc đấy nào em đã kịp đọc nên chỉ mới liếc qua cái, để dành lúc nữa đọc. Đọc xong cười té ghế =))=))=)).
Cô kia, ở đó cười, có đánh nhau hay thấy bạn đánh nhau bao giờ chưa, cho chị ý kiến cái vụ chửi coi.
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Em đồng tình với chị ;);). Em thích Phụng khi nhỏ là chính bản thân mình cơ, "già" trước tuổi giống em chỉ bị chúng nó chê lên chê xuống "chống ề" thôi :((:((.
Vậy là chỗ này không ổn phải không bà Ivy_Nguyen ? Em giống như đa nhân cách đúng không?
Vì bà nhận xét thế này, nên tui hiểu lí do bà đoán được Phụng sẽ thành đôi với ai. He he.
 

Y_Nhi_xx

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/12/14
Bài viết
661
Gạo
0,0
Cô kia, ở đó cười, có đánh nhau hay thấy bạn đánh nhau bao giờ chưa, cho chị ý kiến cái vụ chửi coi.

=))=))=)) Càng đọc càng mắc cười.
- Chết mẹ mày đó con chó!
Bỏ chữ "chó" đi chị. Đọc cho nó bớt thô.
- Á à, mày dám chửi mẹ tao, tao cho mày biết tay!
Ahaha... =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
Phụng bỏ tay ra... Hồng, thôi cắn đi...
"Cắn" :)):)):)). Em rất thích câu này nhá.

Em thấy thế này ổn rồi, vốn dĩ VN mình nó thế. Cái này là còn "nhẹ", chứ ngoài đời nó còn "khiếp" hơn.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Vậy là chỗ này không ổn phải không bà Ivy_Nguyen ? Em giống như đa nhân cách đúng không?
Vì bà nhận xét thế này, nên tui hiểu lí do bà đoán được Phụng sẽ thành đôi với ai. He he.
Chả phải Phượng đa nhân cách, tui thấy bà giải thích như trên là được rồi, bản thân tôi hiểu theo cách phân tích của bà. Thêm nữa tui thích kiểu yêu nhưng mà just the way you are cơ, chứ không phải vì người mình yêu mà thay đổi => Vote cho Phượng với Quyền.
Còn vụ Chúc thì tui thấy vụ con lợn đất nên đoán là Chúc có người thương khác.
Phụng bỏ tay ra... Hồng, thôi cắn đi...
=> Câu này tui cũng kết. ^^
Đại khái tui thấy hơi thô, nhưng không đến mức bắt buộc phải sửa, bà tự đọc lại, trau chuốt tí là ổn ấy mà.
Tui đi viết truyện đã, tám với các bà sau nhá. Y_Nhi_xx
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
4.2

Phụng mở mắt, bên ngoài trời vẫn mưa to lắm thì phải, cô có thể nghe rõ tiếng mưa chạm mái ngói lộp bộp.

Phụng chống tay định ngồi dậy thì bị bà bắt nằm xuống.

Bà Tỉnh ra dấu loạn xạ, đôi mắt đục nhìn Phụng đầy lo lắng, chốc chốc lại nheo lại, ép thứ nước trong vắt chảy ra.

Phụng nắm lấy bàn tay thô ráp của bà, lay lay:

- Bà ơi, cháu không sao mà! Bà đừng khóc! Cháu chẳng phải đang ở đây với bà rồi sao?

Bà Tỉnh trước đó chắc phải dồn nén lắm, nên giờ mới ra dấu liên tục, bà bảo bà không ăn uống được gì, cứ đứng lên ngồi xuống suốt, bà cứ sợ Phụng xảy ra chuyện.

- Cháu xin lỗi vì đã không về sớm, để bà lo. Lần sau cháu không thế nữa, bà đừng buồn nữa nhé! – Phụng mím môi, khuôn mặt đầy vẻ hối lỗi.

Bà Tỉnh trìu mến nhìn Phụng rồi với tay rờ lên trán cô xem còn sốt không.

Phụng mỉm cười, khuôn mặt nhợt nhạt ánh lên chút sức sống. Phụng áp má vào lòng bàn tay bà, nghe hơi ấm râm ran thấm vào từng thớ thịt.

- Cháu khỏe lắm, không bệnh được đâu bà đừng lo nhé!

Dì Tiến đang dỗ thằng cu ăn cháo gần đấy, thấy vậy mới nói xen vào:

- Khiếp, ban nãy thằng Tiến cõng cháu về đây, ai cũng hoảng. Người cháu tái mét, lạnh ngắt. Phải hơ lửa mãi mới ấm được đấy. Lúc đút nước hồ[1], cháu còn không nuốt, bà cháu khóc mãi...

Phụng lờ mờ nhớ lại... Lúc đó cô đang đến xưởng gốm, trên tay vẫn cầm chặt bịch nến... Rồi giờ cô nằm ở đây.

- Cháu bị ngất đấy, khổ, ngã sao mà mình mẩy trầy trụa, bầm tím cả. Bà đã day trứng gà cho cháu rồi, chắc sẽ đỡ ê người hơn. – Dì Tiến bế thằng cu lại giường Phụng, nhìn cô nói.

À, ra cô bị ngất. Phụng nhìn bà rồi nhìn những vết thương tích trên tay, cô cảm thấy có lỗi với bà ghê gớm. Nếu biết cô đánh nhau với bạn, chắc bà sẽ buồn lắm. Bà dạy cô phải luôn kính trên nhường dưới, hòa nhã với bạn bè cơ mà.

- Bà ơi, cháu xin lỗi! – Phụng vùi mặt vào lòng bà, lí nhí nói.

Bà Tỉnh vòng tay ôm lấy Phụng, vuốt ve, bà chẳng bao giờ giận hay la mắng cô cả. Trẻ con thường lớn lên với những đòn roi, nhưng Phụng lại lớn lên bằng những lời khuyên của bà.

...

Bên chõng tre góc nhà, dì Tiến đã dỗ thằng cu ngủ xong, khe khẽ nhổm dậy, chạy xuống bếp bưng nồi cơm lên.

Bà Tỉnh cũng phụ bới cơm nèn chặt ra từng bát một, đặng lát dì Tiến gánh ra đê.

- Mưa thế này chắc dăm ba ngày cũng chả tạnh nổi, chẳng biết rồi có chống đỡ được không... lạy giời... – Dì Tiến thở dài.

Phụng đứng ở bậu cửa, phóng tầm mắt ra xa, nhưng chẳng thể xuyên nổi màn hơi nước đặc quánh... cô thấy tim mình như bị ai siết chặt.

Làng đang lâm vào cảnh nguy khốn, sinh mạng của hàng trăm hộ gia đình đang leo lét như đèn trước gió...

Chỉ cần ông trời ác nghiệt thêm một chút, khúc đê kia chắc sẽ chẳng thể chịu nổi sức thẩm thấu và công phá của nước, rồi sẽ mủn ra mà vỡ.

...

Ở ngoài đê, tình hình căng thẳng tột độ. Nước sông cứ thế mà dâng cao không ngừng nghỉ, nước vỗ mạnh vào bao cát được chồng thêm, tràn cả vào phía trong.

Những chiếc xe cút kít chở đầy đất bùn liên tục được đem lại để vá những lỗ hổng ở thân đê.

Thanh niên trai tráng và cả những ông bác trung niên đều thoăn thoắt xắn đất, khuân đất đắp vào phần đê bị sạt.

Các bao cát dự phòng được mang ra kè đê cuối cùng cũng hết. Bây giờ chỉ trông chờ vào đất ruộng mà thôi.

Tiếng gọi nhau í ới chuyền đất, tiếng thuổng, cuốc loạch xoạch, tiếng loa thông báo rè rè, tiếng hò hét động viên lẫn nhau, tiếng nước uồm uỗm[2] đập vào thân đê... không lúc nào ngớt, cứ thế ròng rã cả đêm trời...

Sức nước ngày càng tăng, còn sức người ngày càng giảm, ai nấy đều mệt lả, nhưng vẫn gắng gượng trụ lại.

Dầm mưa lội bùn qua đến sáng ngày thứ hai thì ai nấy đều thấy tuyệt vọng. Nước đã tràn gần đầy ruộng. Trưởng làng phải điều động một nhóm đắp đê sang mở đường thoát nước khẩn cấp, cứu lúa.

Cứ đà này, chẳng mấy chốc đê cũng sẽ vỡ thôi.

Những người từng kinh qua đợt đê vỡ, đều khiếp đảm chắp tay khấn vái, đâu đó còn có tiếng than khóc não nề vang lên.

Chức tối sầm nhìn cảnh tượng trước mắt, con sông như con quái vật háu ăn, bao nhiêu đất cát đắp lên đều bị nó lè lưỡi cuốn lấy nuốt chửng vào bụng.

Tần này người là không đủ, quá ít để có thể giữ được đê.

...

- Tập trung ở đình! Tập trung ở đình!

Tiếng loa thông báo vang lên không ngừng, trong làng chỉ còn lại những người già cả và con nít, nghe thế ai nấy đều hoảng loạn. Có lệnh tập trung tức là đê không cứu được nữa, mọi người phải di tản lên làng thượng.

Bà Tỉnh nhổm dậy, luống cuống quay qua quay lại, cũng không biết phải làm gì.

Phụng ôm thằng cu, xếp ít tã lót vào nàn, rồi bảo bà:

- Bà mặc áo tơi đi ạ!

Dì Tiến gánh cơm ra đê chưa về, nên Phụng sẽ bế thằng cu theo luôn.

Vừa ra khỏi cửa thì bác Nhu hớt hải chạy tới, bảo:

- Phụng, cháu ra đê phụ mọi người, mấy đứa kia cũng mới ra rồi, bây giờ thêm người nào hay người nấy.

Bà Tỉnh xua tay, bà không thể để Phụng đi được, lỡ đâu đê vỡ... Không được, bà tuyệt đối không cho Phụng đi.

Bác Nhu tay bế thằng cu, tay còn lại nắm lấy tay bà:

- Cụ, đi theo con ra đình!

Bà Tỉnh lắc đầu, nắm chặt tay Phụng, cố gắng vung vẩy thoát khỏi tay của bác Nhu.

- Bà, cháu không thể đi cùng bà được. Bà nghe cháu lần này thôi được không? Cháu sẽ không sao đâu, ở đó nhiều người lắm.

Bà Tỉnh mếu máo khóc, khuôn mặt khắc khổ của bà trông đến tội nghiệp.

Phụng ứa nước mắt, nhưng cô mau chóng chùi đi, kiên quyết nói:

- Bà, anh Chức, thằng Quyền, bạn bè cháu cũng đều ở đó cả... Cháu cũng phải ra đó. Xong việc cháu sẽ lên đón bà về. Bà nghe cháu nhé!

Bà Tỉnh ôm lấy Phụng vào lòng, sụt sịt gật gật. Bà vuốt ve tấm lưng bé nhỏ gầy bò của Phụng, gửi gắm vào đó nỗi lòng của bà.

Phụng đưa tay lau những giọt nước mắt nóng hổi trên má bà, khẽ cười.

- Cháu đi nhé!

Phụng kéo lại áo tơi rồi chạy ra ngoài.

- Cháu yêu bà!

Tiếng Phụng xuyên qua màn mưa, vọng lại. Đôi bàn tay bé nhỏ vẫy vẫy, rồi biến mất.

Bác Nhu nhẹ nhàng ôm lấy bà Tỉnh an ủi, rồi dẫn bà ra đình.

Tất cả người già và con nít sẽ được bác Nhu cùng bác Đại dẫn sang làng thượng trú tạm.

...

Trên đường ra đê, Phụng phải kiềm lòng mãi mới không tạt vào xưởng gốm.

Cô ý thức được thời gian lúc này quý giá đến thế nào. Nếu đê vỡ, thì sẽ chẳng còn cái gì cả. Xưởng gốm, nhà cửa, cây lựu, chuồng lợn, chuồng gà, luống rau... sẽ biến mất hết. Vậy thì công sức thằng Quyền hì hụi phủ bạt, che gỗ, và cả việc cô cùng nó bảo vệ cho chậu lựu của ông sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Và nếu ai nấy đều chỉ lo bảo vệ những cái thuộc về mình, không nghĩ đến cái chung lớn hơn, thì cuối cùng cũng sẽ mất tất cả.

Phụng chạy gần đến đê, thì thấy có bóng người chạy lại. Tuy chạy rất nhanh, nhưng cô vẫn kịp nhận ra.

- Anh Chức!

Chức nghe Phụng gọi, giật mình dừng lại:

- Phụng, sao em ra đây?

- Em hộ đê. Anh đi đâu thế? – Cô ngạc nhiên hỏi.

- Anh qua làng bên gọi người phụ, hy vọng họ sẽ qua giúp... – Chức đáp, trong lòng đầy lo lắng. Họ thật sẽ giúp chứ?

Phụng nắm lấy tay Chức, giục:

- Vậy anh đi mau đi! Em ra đê đây!

- Ừ, em cẩn thận đấy! – Chức vừa chạy vừa ngoái lại dặn.

- Vâng! – Phụng vẫy tay, rồi cũng tất tả chạy.

Cảnh tượng trước mắt Phụng trông thật thảm. Cả trăm người ngụp lặn dưới cơn mưa tầm tã, ai nấy đều lấm lem bùn đất, mặt mày phờ phạc, nhưng vẫn luôn tay luôn chân chuyền đất lên đê.

Người ngã vì trơn, vì mệt, vì mưa... đủ cả, nhưng ngã rồi lại mau chóng đứng dậy, tiếp tục công việc, chẳng ai dám nghỉ lấy một giây nào.

Phụng đang vét bùn trát vào thân đê thì thấy Quyền vật vã kéo xe cút kít từ ruộng lên, đất chất có ngọn, bánh xe lặc lè di chuyển.

Cô vội chạy tới, bám tay vào phía sau, dùng sức đẩy.

Ở phía trước, Quyền thấy xe bỗng đi nhanh hơn, thì ngoái lại.

Thấy Quyền ngoái lại nhìn, Phụng cười.

Quyền không nói gì, cậu mắm môi, nắm chặt hai cáng, kéo xe đất băng băng về phía trước.

...

Đến chiều ngày thứ hai thì mưa không to nữa nhưng vẫn rả rích đều đặn, nước sông không dâng nhưng cũng chẳng rút. Có điều, đê mỏng đi nhiều, nguy cơ bục, vỡ vẫn còn cao.

Lúc này, Chức dẫn theo cả trăm người làng bên chạy tới hộ đê.

Dân làng thấy có thêm người, ai nấy đều mừng rơi nước mắt.

Thế người đông, đọ với thế nước đã có phần nhỉnh hơn.

Đến nửa đêm, bao cát lại được chở từ làng bên qua, đê được kè thêm, lại càng chắc.

Nước chỉ sóng sánh tạt được một ít qua mặt đê, sau đó ngậm ngùi lui ra giữa dòng.

Tình làng nghĩa xóm cuối cùng cũng chế ngự được con quái nước hung hãn.

- Cảm tạ Trời Phật đã phù hộ! – Những người có tuổi ngửa mặt lên mà đa tạ trời đất.

Trong lán, Phụng ngồi cạnh Quyền, lòng thấy nhẹ nhàng hẳn.

Những lán bên cạnh, người nằm la liệt vì kiệt sức, nhưng ánh mắt ai cũng lấp lánh vui mừng.

Trên đê, những người còn sức vẫn đi đi lại lại kiểm tra, đắp chỗ này, kè chỗ kia, nhằm đảm bảo an toàn cho đê.

- Không biết ngày mai, mưa có tạnh không? – Phụng khẽ nói.

Quyền nằm nhắm mắt nãy giờ, nghe thế, mở mắt ra nhìn, rồi lại nhắm mắt, đáp:

- Không biết nữa. Mà mày cũng nằm xuống nghỉ đi!

Phụng đã ngủ hơn hai tiếng rồi, nên giờ không buồn ngủ nữa. Cô bảo:

- Mày ngủ đi, tao ra xem anh Chức!

Quyền đột nhiên ngồi sột dậy, kéo tay Phụng:

- Đi làm chi?

- Là sao? – Phụng nhíu mày.

- Thì cứ ở đây đi. Lát anh vào. – Quyền bực mình.

Đúng lúc đó dì Tiến gánh cơm tới. Phụng quay lại, bảo:

- Có cơm, tao ra gọi mọi người vào ăn!

- Để đó tao gọi. – Quyền nhanh nhảu đứng dậy.

Dì Tiến đặt gánh cơm xuống, mặt rạng rỡ hẳn:

- Nước chững rồi hả Phụng? Dì nghe mà mừng quá!

Phụng lại phụ dì lấy cơm, vui vẻ đáp:

- Nhờ làng bên qua phụ đấy dì ạ!

Dì Tiến xúc động:

- Thế đấy, có hoạn nạn mới biết chân tình. Xong đợt này, phải mang trứng gà sang biếu từng nhà một để cảm ơn họ.

- Vâng! – Phụng cười. – Gà nhà cháu mắn đẻ lắm, con chột mắt đẻ những ba trứng một ngày, vỏ mỏng xí thôi nhưng ăn thơm cực.

- Thế à, may mà bữa dì kêu làm thịt bà không cho làm, không thì mất toi ba trứng một ngày nhỉ.

- Vâng...

Phụng vừa đáp vừa nhìn ra phía ngoài, những người làng bên và làng cô đang cười nói thân tình. Trong phút chốc, những gương mặt xa lạ bỗng hóa thân quen lạ thường.

Bất giác, Phụng thấy nơi lồng ngực nhen lên một thứ tình cảm ấm áp khó tả... Những con người thôn quê, thứ gì cũng có thể thiếu, nhưng chắc chắn không thiếu tình người.

...

Mưa đến ngày thì ba thì tạnh. Nước rút dần. Mọi người ai nấy trở về nhà, lo dọn dẹp và sửa chữa nhà cửa, vườn tược.

Một số người ở lại, xem xét mấy sào lúa ở các thủa ruộng sát chân đê, ước tính thiệt hại và bàn nhau cách khắc phục.

Chức, Phụng và Quyền thong thả đi về nhà. Dọc đường không ai nói với ai câu nào.

Mãi đến khi qua đình, Chức mới bảo:

- Sao em đánh nhau với con Hồng thế?

Phụng ngước lên, tự dưng lại hỏi chuyện này làm gì?

Quyền sải chân dài hơn, bước song song với Phụng, rồi trả lời thay cô:

- Tại con Hồng chôm đồ của nó!

Chức ngạc nhiên:

- Thật không?

Quyền huých nhẹ vào tay Phụng. Cô liếc nó một cái, rồi lí nhí đáp:

- Dạ!

Nói dối! Phụng nghĩ và muốn tự vả vào miệng ghê gớm. Trẻ con nói dối là xấu, nhưng cô đã làm thế. Năm điều Bác Hồ dạy, cuối cùng cô cũng phạm vào.

- Cho dù thế, cũng không được đánh nhau. Là em đánh trước à? – Chức thở dài, hỏi lại.

- Không, con Hồng đánh trước đấy. – Quyền lại huých nhẹ vào tay Phụng.

Đến mức này, Phụng muốn đạp Quyền một cái kinh khủng cho cái sự điêu của nó. Nhưng cô vẫn gật đầu xác nhận trước ánh mắt chờ đợi của Chức.

Sau đó, cô nghe giọng Chức dịu hẳn đi:

- Anh biết em không hư như vậy mà. Lần sau, nếu bị đánh thì chạy đi, đừng có đánh lại, biết không?

- Tại sao? – Phụng và Quyền cùng đồng thanh la lên.

Chức nhíu mày:

- Đánh nhau thì cả hai đều bị thương, đánh làm gì?

Trời! Phụng thầm kêu lên. Quyền cũng trợn tròn mắt.

Chức đi trước nên không nhìn thấy, cậu tiếp tục lên lớp:

- Nếu ở trường thì thưa thầy cô, nếu không có thầy cô thì thưa với người lớn hơn... tuyệt đối không được đánh nhau...

Phụng đưa mắt nhìn Quyền.

Quyền đang cố nín cười, miệng mấp máy nhại theo lời Chức, chỉ có điều không phát ra tiếng.

Có lẽ nó nghe nhiều rồi, bởi nó đánh nhau suốt mà.

- Em hứa sẽ không đánh nhau nữa, không bao giờ! – Đột nhiên Phụng lên tiếng.

Chức quay lại khiến Quyền giật bắn, vội ngậm chặt miệng.

Nhưng Chức chẳng chú ý đến Quyền, cậu nhìn Phụng, hai lúm đồng tiền hiện lên, hài lòng bảo:

- Em ngoan lắm!

Phụng nhoẻn cười khi thấy Chức vui vẻ xoa đầu cô. Sở dĩ cô hứa như vậy vì cô biết đánh nhau là sai, cô không muốn bà lo lắng, và cũng không muốn Chức nghĩ cô là đứa trẻ hư.

Quyền hậm hực liếc Phụng rồi tiện chân đá mấy hòn đá cuội lăn lông lốc vào vệ đường, miệng lẩm bẩm câu gì không rõ.

...

Tạnh mưa nhưng trời vẫn âm u mấy ngày sau đó. Đồ đạc trong nhà bị ngấm nước mưa xem chừng sắp mốc cả lên, nhưng chẳng có lấy một tia nắng nào để mang ra phơi cả.

Bà Tỉnh ngồi ở hiên nhà, cạnh chậu lựu lá xanh um, bà đưa tay rờ lên mấy cái nụ mới trổ, khẽ cười.

Phụng gom mớ lá thối vào một chỗ, rồi hót đổ vào gốc cây bồ kết sau nhà.

Thấy bà không buồn về cây lựu đã chết kia, Phụng nhẹ nhõm hẳn.

Trong lúc xối nước rửa đất cát trên sân, Phụng nói với bà:

- Bà ơi, mấy bận cành lựu to chút, mình chiết ra trồng chậu khác nhé bà!

Bà Tỉnh nghe Phụng nói liền huơ tay tán thành, bà còn bảo cây lựu kia cũng là do ông chiết cành từ cây này sang trồng.

Phụng lại thở phào, cô nhớ tới Quyền, vẫn chưa cảm ơn nó.

Bác trưởng làng kéo xe bò đến trước cửa nhà Phụng. Còn chưa kịp lên tiếng thì Phụng đã lon ton bưng rổ trứng chạy ra:

- Bác ơi, trứng nhà cháu đây ạ!

Dì Tiến cũng cắp một chậu trứng gà đầy ắp ra, đon đả:

- Đây là trứng nhà cháu ạ, còn nóng hôi hổi, bác thử một quả đi ạ!

Dì Tiến vừa nói vừa lấy quả trứng đậm màu nhỏ cỡ trái mận, đưa cho bác.

Bác trưởng làng đặt rổ trứng của Phụng lên xe, rồi đỡ lấy chậu trứng của dì Tiến, cười lớn:

- Trứng này là trứng nhà cô à, chà chà, thế còn trứng của gà đâu?

Dì Tiến đỏ măt:

- Ô cái nhà bác này, cứ trêu cháu!

Bác trưởng làng cười khà khà, rồi bảo:

- Thôi, tôi đi đây, còn nhiều nhà lắm, rồi mang qua làng bên luôn, kẻo tối.

- Vâng, bác đi ạ!

Dì Tiến tháo nón, quạt quạt. Đoạn bảo Phụng:

- Này, tối qua dì ăn cơm nhé, có món cà bát xào lá lốt mà bà thích đấy!

- Thế ạ, để cháu thưa với bà. – Phụng nhảy chân sáo vào trong sân.

Lúc này, bà ngồi trên giường, đang bổ cau, chuẩn bị ăn trầu.

Cô sà vào lòng bà, thủ thỉ:

- Bà ơi, bà thèm cà bát xào lá lốt không?

Bà Tỉnh gật đầu, mở tráp vôi hồng, quẹt một ít lên lá trầu, rồi nhét một miếng cau tươi vào giữa, từ tốn cuộn lại, khi vừa hết thì ngắt cuống trầu bỏ đi.

Phụng tủm tỉm cười:

- Vậy tối nay hai bà cháu ta qua làm khách bên nhà dì Tiến nhé, dì bảo có canh thiên lí với cả cà bát xào đấy ạ!

Bà Tỉnh chóp chép nhai trầu, thấy Phụng vui thế cũng cười theo. Bà giờ ăn món gì mùi vị cũng như nhau cả rồi. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, cái sự ngon miệng không nằm ở thức ăn nữa, mà nằm ở tinh thần.

[1]: nước cháo loãng, đôi khi dùng để chỉ nước cơm chắt ra.
[2]: nước cuộn mạnh thành từng cuộn rồi lao tới chạm vào vật chắn, dội ra tạo thành âm thanh.

<< >>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
600,0
Chức tối sầm nhìn cảnh tượng trước mắt, con sông như con quái vật háu ăn, bao nhiêu đất cát đắp lên đều bị nó lè lưỡi cuốn lấy nuốt chửng vào bụng.
Thật là hình tượng, tui có thể nhìn thấy tất cả qua câu này của bà.
Bà Tỉnh lắc đầu, nắm chặt tay Phụng, cố gắng vung vẩy thoát khỏi tay của bác Nhu.

- Bà, cháu không thể đi cùng bà được. Bà nghe cháu lần này thôi được không? Cháu sẽ không sao đâu, ở đó nhiều người lắm.

Bà Tỉnh mếu máo khóc, khuôn mặt khắc khổ của bà trông đến tội nghiệp.

Phụng ứa nước mắt, nhưng cô mau chóng chùi đi, kiên quyết nói:

- Bà, anh Chức, thằng Quyền, bạn bè cháu cũng đều ở đó cả... Cháu cũng phải ra đó. Xong việc cháu sẽ lên đón bà về. Bà nghe cháu nhé!

Bà Tỉnh ôm lấy Phụng vào lòng, sụt sịt gật gật. Bà vuốt ve tấm lưng bé nhỏ gầy bò của Phụng, gửi gắm vào đó nỗi lòng của bà.

Phụng đưa tay lau những giọt nước mắt nóng hổi trên má bà, khẽ cười.

- Cháu đi nhé!

Phụng kéo lại áo tơi rồi chạy ra ngoài.

- Cháu yêu bà!

Tiếng Phụng xuyên qua màn mưa, vọng lại. Đôi bàn tay bé nhỏ vẫy vẫy, rồi biến mất.

Bác Nhu nhẹ nhàng ôm lấy bà Tỉnh an ủi, rồi dẫn bà ra đình.

Tất cả người già và con nít sẽ được bác Nhu cùng bác Đại dẫn sang làng thượng trú tạm.
Bà làm tui nhớ bà nội, bà ngoại của tui quá. Nội tui mất rồi, tui không được nhìn nội lần cuối, không còn nghe được nội mắng "thằng cha bây". Ngoại cũng đã 75 tuổi rồi, 4 năm không về nhà rồi.
 

Y_Nhi_xx

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/12/14
Bài viết
661
Gạo
0,0
- Trứng này là trứng nhà cô à, chà chà, thế còn trứng của gà đâu?
=))=))=))=)) Đau ruột quá.
Đợi mãi chương này của chị, cơ mà đọc nhanh hết quá :(. Bao giờ chị up tiếp chương mới đây, em hóng ^^.
 
Bên trên