Tùy bạn quyết định thôi. Như mình thì chắc sẽ đổi nghề cho nhân vật.À, nếu là dòng kể muốn khắc phục để tương xứng với khả năng của nhân vật thì không phải muốn là được.![]()

Tám cũng chẳng sao, vấn đề là nó lòng vòng, không thu hút dẫn tới khi đọc sẽ dễ lướt.Đúng là đoạn ấy như đang "tám" vậy, nhưng cái bầu không khí gia đình kiểu vậy tôi không muốn viết nhấn nhá hay gửi gắm thông điệp gì trong đoạn đấy. Giao lưu thì đơn giản là vậy thôi. Như một người tới thăm người quen, và trò chuyện thoải mái.

Nhưng kể ra thì trong một truyện cũng phải có đoạn này đoạn kia, rất khó để hấp dẫn từ đầu chí cuối.
Cái này chắc thuộc về quan điểm. Mình thì thấy hành động của bố An như vậy là làm quá. Nếu yêu thương con tới mức ấy đã chẳng bỏ bê nó. Còn giả như hối hận rồi mà kiên quyết chết cùng con coi như tự trừng phạt thì... ờ, có thể nói đây không phải mẫu người lớn bình thường. Mà mình thì chẳng hiểu vì đâu mà dẫn tới sự bất thường đó nên không thấy đồng tình, cũng không thấy ấn tượng.Ngược lại, đoạn đấy tôi cảm thấy viết nhiều sẽ thành viết thừa. Chỉ muốn dùng một câu duy nhất ấy thôi! Không phải vì xem nhân vật bố An là phụ nên bỏ qua, mà tôi cảm thấy thời điểm đó miêu tả về ông nhiều hơn sẽ làm đoạn ấy trở nên màu mè.
Mình từng nói là có rất nhiều cách để đưa thông tin cho người đọc, không nhất thiết phải dồn cục mà có thể chia nhỏ ra, đúng không nhỉ?
Vất vả cho bạn rồi.Đoạn hồi tưởng về An khi Soạn mơ ở chương 5, không thể viết theo mạch thời gian. Mà chỉ là một trích đoạn thôi. Tất nhiên tôi sẽ làm rõ hơn, phải làm rõ hơn. Và thú thật là chưa nghĩ ra một mạch hoàn chỉnh chuyện giữa An và Soạn, nên phải định hình thêm đã mới đưa vào được.![]()


Trời đất. Mình hiểu tâm lý này. Công nhận viết ra mà không truyền tải được đúng những gì muốn nói đau khổ lắm.Chính vì tôi tôn trọng nhân vật của mình, nên viết không tốt, không viết ra được những gì bản thân mong muốn, sẽ dẫn tới việc người đọc hiểu sai nhân vật. Nhâm không muốn rút đi nguồn sống của con Nhâm, còn tôi không muốn con mình (chỉ vì tôi) mà bị méo mó trong cảm nhận của người đọc. Tôi có thể thản nhiên đón nhận hiểu lầm của người khác dành cho cá nhân tôi. Nhưng nếu vì tôi viết không tốt, viết tối nghĩa khiến độc giả đánh giá sai lầm về nhân vật của mình, tôi sẽ có cảm giác rất tệ! Khó chịu tới mức làm tôi muốn dừng truyện lại. Thà không viết còn hơn viết đoảng.
Không phải người khác không thích nên tôi chiều theo, rồi Nhâm thích thì tôi lại đổi ý chuyển sang nghe Nhâm. Mà ban đầu ý định của tôi đã có sẵn rồi, nhưng như đã nói ở trên, tôi viết còn vụng nên tôi cảm thấy chần chừ. Viết hài hước dễ, viết sâu sắc khó! Tôi muốn nuôi một cái cây trên mảnh đất khô hạn, cần tìm nguồn nước cung cấp dinh dưỡng cho nó. Nhưng nếu đào không cẩn thận, sẽ là chính tay tôi làm thương tổn cái cây đó! Đó là lý do. Nên ý kiến của Nhâm là chất xúc tác để tôi muốn thử đào sâu mà thôi.

Mà nói thêm, viết hài hước cũng không dễ đâu nhé.

Mình thì chỉ cố chấp giữ tên nhân vật chính thôi. Nhân vật phụ thì hay lựa đại, thay đổi mấy hồi.Tôi có thể thay đổi tình tiết, sửa những chỗ bất hợp lý; chứ không thể thay tên nhân vật. Có thể coi là cố chấp đi.![]()

Không phải. Ý mình là chất lượng tác phẩm đôi khi còn phụ thuộc vào năng khiếu cá nhân. Như cá tính tác giả, cái chất riêng, sự thu hút... không hẳn chỉ cần rèn luyện mà được. Thế nên mình không cầu toàn rằng đã viết ra thì phải là tuyệt phẩm. Chỉ cần mình tâm huyết với nó đến mức không cảm thấy hổ thẹn, vậy là được rồi.Kiểu đứa con dù có khuyết điểm gì, người làm Mẹ cũng sẽ không bỏ rơi con mình?
Klq mà mình đang bị mất hứng đây.Cái này thì phụ thuộc vào cảm hứng có may mắn đến thường xuyên hay không nữa. Lúc không có cảm hứng lại phải đi tìm cảm hứng. Tìm ra rồi mà triển khai không được như ý lại còn có thể bị nghẽn mạch nữa.![]()
