Ấp tập viết

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.015
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Tôi chăm chú nhìn tờ giấy trắng tinh trước mặt, đột ngột cảm thấy khoảnh khắc ngay lúc này đây thật kỳ lạ. Nắng vẫn hắt từ bên ngoài ban công, đổ chéo hết một góc chừng non nửa trang giấy. Những ánh xạ từ cốc trà vải lấp loáng chuyển động trên tay tôi, trong khi mặt bàn lấm tấm những giọt nước đọng lại vì đá đã bắt đầu tan. Tôi nghiêng đầu nhìn người con trai xa lạ ngồi ở một bàn cách khá xa tôi. Anh có vẻ trông hơi bồn chồn. Hai bàn tay ôm lấy ly cà phê, thỉnh thoảng đầu anh sẽ hơi nghiêng nghiêng, chực như sẽ quay đầu ra sau và nhìn thấy tôi ngay tắp lự. Nhưng anh không làm thế. Dù sao anh đã hứa, “anh sẽ không nhìn”.

Cách đây chừng ít phút, khi tôi mới đặt xong đồ và cậu nhân viên cũng vừa bưng nước ra, anh đã bất chợt tới bắt chuyện với tôi. Một cuộc hội thoại kỳ lạ, hẳn trần đời tôi sẽ không gặp lại lần thứ hai. Anh nói rằng anh “nhìn thấy” ở tôi “những phẩm chất tuyệt vời để trở thành một nhân vật chính” trong cuốn tiểu thuyết sắp tới của anh. Vì thế, anh ngỏ lời muốn tôi có thể chia sẻ bản thân mình, chia sẻ quan điểm của tôi để anh có thể khắc họa sâu hơn những nét tính cách mà anh đã “nhìn thấy” đó. Tờ giấy trắng trước mặt cùng chiếc bút bi là thứ anh đã để lại trước khi rời đi. Tôi đã tra thử tên tuổi anh, quả thật anh là một nhà văn có tiếng ở trên mạng.

Đã được một lúc từ lúc cốc trà vải được bưng ra. Nhìn cái nắng dần phủ lên toàn bộ trang giấy, thấy bóng nắng ngày càng nghiêng dài nhưng đầu óc tôi thì trống rỗng cả. Thành thực, tôi không biết nên viết gì. Lý do tôi đồng ý hẳn bởi tôi ngại từ chối. Nhưng phần chính là vì tôi biết chắc mình sẽ không có cơ hội gặp chuyện này lần thứ hai trong đời. Chuyện gì thú vị, tôi vẫn muốn ưu tiên nhiều hơn.

Dù sao thì chỉ cần thành thật là được, phải không? Tôi bấm bút, tiếng lạch tạch vang lên lẫn trong âm thanh xì xào của một quán cà phê im lìm khuất trong ngõ, gần như bị bao phủ bởi những rặng cây leo xanh mượt bám từ tầng một lên tới ban công tầng hai.

“Gửi anh nhà văn,

Thật lòng tôi không biết phải viết gì. Anh có thể cảm thấy thất vọng, nhưng sự thật là vậy. Mà đúng hơn, tôi nghĩ mình không có nhu cầu “chia sẻ quan điểm”, hay nhân danh ai để truyền tải điều gì đến xung quanh cả. Dường như việc thể hiện mình với tôi chỉ dành cho một buổi phỏng vấn nào đó, rằng mình muốn và mình cần người ta để mắt tới mình, rằng mình là một người đặc biệt. Tôi không nghĩ mình có một tuyên ngôn, hay một sứ mệnh nào mạnh mẽ tới mức như thế. Tôi sẽ có lý tưởng của riêng tôi, nhưng không có nghĩa tôi thuyết phục ai tin rằng lý tưởng đó tuyệt vời, và hơn cả tôi nghĩ cứ để hành động của tôi thể hiện trước thì hơn.

Thay vì nói về bản thân mình, tôi tò mò nhiều hơn về anh. Rốt cuộc anh đã “thấy” điều gì ở tôi trong 5 đến 10 phút đồng hồ? Tôi đã suy nghĩ, chỉ thấy mình vào quán, gọi cốc trà vải (dù vào quán cà phê gọi một ly trà hoa quả thì hơi lạ, nhưng nếu menu có thì đâu phải chuyện gì lạ phải không anh?) rút tiền trong ví để thanh toán, chọn chỗ ngồi và chờ đợi nước được bưng ra. Còn chẳng có sự vụ gì chen ngang, như kiểu giúp một em bé, hay gặp phải người yêu mới của người yêu cũ giống trong phim tôi xem. Tôi cũng lần theo đầu dây trước đó, nhưng quả chẳng có gì bất thường. Vậy mà anh lại chọn tôi trong rất nhiều người khác. Tôi đang so sánh mình với cô đối diện tôi lúc này. Hôm nay tôi đã chọn một chiếc váy suông vải thô nhuộm xanh, khoác ngoài với áo khoác cam đất tay lửng. Mũ lưỡi trai không họa tiết, giày sneaker, vòng cổ và vòng tay bằng gốm tôi vẫn hay dùng với tất cả thể loại trang phục. Tôi nghĩ mình không tới mức khác thường để bị chú ý tới thế. Anh có thể dễ dàng gặp ở bất cứ đâu kiểu phong cách thế này.

Hơn cả, dù tôi đã cố đặt mình vào anh, thử tìm ra sự khác biệt giữa người với người trong quán cà phê này chỉ với 5 phút, nhưng tôi thật sự hoàn toàn bó tay, không làm được. Ý tôi không phải là khác biệt theo kiểu trang phục, tính cách, sở thích. Ai thì cũng khác biệt cái đó cả, điều tôi băn khoăn là làm sao để phân biệt đâu là một “nhân vật chính” và đâu không phải là một nhân vật chính khi mình không thể trông thấu rõ toàn bộ quá khứ, cuộc đời và mọi mặt của con người đó. Tôi hoàn toàn không có tiêu chuẩn nào và thật sự rất mong chờ vào lời giải đáp của anh về tiêu chuẩn này.

Còn về cuốn tiểu thuyết sắp tới, tôi nghĩ anh có thể tùy ý phác thảo về dáng vẻ của tôi trong từng ấy thời gian anh tiếp xúc. Anh có thể trút những ý niệm anh muốn trút thông qua câu chuyện mà có tôi là nhân vật. Tôi sẽ chờ đợi tác phẩm của anh mà không đánh đồng nó là mình. Không biết tôi có làm được điều đó không nữa, nhưng nếu được thì sẽ thật thích phải không anh? Vì mình như thể thấy chính mình trong cuộc đời khác vậy. Tôi nghĩ ai thì cũng sẽ có một chút hứng thú với điều đó. Kiểu “nếu như mình không chọn điều này thì tương lai sẽ thay đổi thế nào?”. Sẽ càng thú vị hơn nếu đấy là một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, nói thật thì tôi không hay đọc tiểu thuyết trinh thám cho lắm (và khi tra tôi lại thấy anh là một tiểu thuyết trinh thám có tiếng đấy chứ).

À, tôi vẫn nghĩ mình nên đưa anh một số thông tin cơ bản, chí ít là hơn căn cước công dân một tí. Tôi là nữ, mười chín tuổi, người ở đây, ở cùng bố mẹ, và hai con mèo ta. Tôi có một người anh trai nhưng anh đã tách ra ở riêng. Tôi cũng không có quá nhiều bạn bè, nhưng chừng ấy với tôi là đủ. Dạo gần đây tôi có nhiều sở thích với workshop thủ công, ví như khảm đá, nặn đất sét hoặc làm đồ thêu. Thường thường, tôi hay tới thư viện thành phố vào cuối tuần. Một niềm yêu thích khác của tôi nhưng chẳng mấy khi được thực hiện là thăm thú những ngõ ngách lạ lạ, hoặc vài quán đồ mỹ nghệ hay ho trong thành phố. Vì là người ít giao thiệp xã hội, nên tôi cũng không muốn quá làm thân với anh. Nhưng mâu thuẫn thay, tôi lại muốn đọc cuốn sách anh định viết, nên nếu xong, hãy gửi bản thảo cho tôi xem một chút nhé. Đây là số điện thoại và email của tôi, mong tôi sẽ được anh liên lạc. Cảm ơn anh đã đọc tới dòng này.

Sđt: 036xxxxxxx
Email: xxxxxxx@gmail.com
 

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Re: Ấp tập viết
Tiếng gà vịt kêu gâu gâu, tiếng xe máy rồ ga, và những tiếng chửi mượt như hát vang vọng cả một góc chợ mùa xuân, thôn mùa hè, huyện cành lá xã cành cây trực thuộc Bình Dương. Con bò béo mượt đang nhẩn nha bay trên trời cũng vì thế mà giật mình, meo meo vài tiếng thảng thốt.
Trước mấy rổ rau dền của bà Lâm, nhỏ Phơi Sương đứng hùng dũng, đầu đạp đất chân đội trời. Đôi tay cốc đầu chó, chó lủng sọ của nó nắm chặt đến nỗi lộ cả khớp xương trắng bệch. Vầng trán nó nhăn lại, thêm đôi phần kịch tính cho gương mặt tròn trịa đong đầy sát khí. Song thằng Bánh Tráng đứng đối diện chẳng chút e dè lo sợ. Nó chỉ cười, cười theo một kiểu rất chi là khinh thường và nguy hiểm.
Dường như cả cái chợ đều ắng lặng như tờ. Bao nhiêu cặp mắt, già có, trẻ có, nam có, nữ có, người bán lẫnn người đi mua cũng có nốt, chòng chọc vào “sân khấu” nơi đôi bạn trẻ đang hằm hằm nhau - giữa lối đi khá rộng rãi trong chợ.
- Đánh nhau không?
Bánh Tráng hét, vỗ ngực ra vẻ ta đây. Rồi nó cười hềnh hệch, hềnh hệch nghe như tiếng ngón tay miết vào cửa kính. Nhưng chẳng bao lâu sau, Phơi Sương đã sầm mặt, về thế tấn để lấy đà rồi bật tới trước.
- Bình Dương công pháp: “Chè sầu làm em sầu ba ngày ba đêm”, đệ nhất thức - Dép Lào Thần Chưởng!
Cái thằng đang nhăn nhở nhởn nhơ khi nãy tái mặt đôi chút, rồi hít thở sâu để giữ bình tĩnh lại. Nó đút tay vào túi quần, né tạm bợ và dần dần nhìn rõ được từng chuyển động nhuần nhuyễn của con nhỏ này. Hoàn toàn không phải dạng vừa gì cả. Phơi Sương đã chụm bàn tay lại thành một bề mặt dẻo dai nhưng vững chãi, tựa chiếc dép tông lào vậy. Rồi đôi bàn tay ấy vút ngang, dọc, lên, xuống, kết hợp với những chuyển động của chân tạo thành các động tác đâm, chặt và chém mô phỏng lại thứ vũ khí huyền thoại đó. Áp lực từ những cơn gió thoảng qua khiến mục tiêu nhớ lại cách mà các bà mẹ thường hay phi dép sau khi biết bảng điểm hay đi họp phụ huynh về vậy.
Cảm giác ớn lạnh sống lưng khi hồi tưởng lại làm Bánh Tráng tức tối lắm. Nên nó quyết định phản công. Thủ thế sẵn, nó lấy hơi để hô to tên chiêu thức cho ngầu:
- Bình Dương công pháp: “Tree đỏ dái”, đệ tam thức - Huấn Hoa Hồng!
Bánh Tráng lại cười, bởi những chiêu thức trong bộ công pháp mà nó đã được truyền dạy, như tên. mang đến sự cay cú tột cùng. Và chiêu “Huấn Hoa Hồng” này là thâm nhất, cũng như hợp ngữ cảnh nhất.
Trong chớp mắt, khi chớm đâm một nhát thẳng vào trán đối thủ, Phơi Sương sững sờ khi nhận ra Bánh Tráng đã không cánh mà bay. Mà không, ở sau lưng nó. Lại ở bên phải. Rồi bên trái. Rồi lại ngay trước mặt. Và rồi nhỏ nghe loáng thoáng được đạo lý bất hủ “Có làm thì mới có ăn, không làm thì chỉ có ăn…”. Ừm, ăn gì tự biết.
Bà Lâm hàng rau, với sự tinh tường của một con người sống đến mấy mươi nồi bánh chưng và có thể nhìn ra vài vết rách bé tí trên tờ mười nghìn, đã sớm nhận ra cách thức hoạt động của chiêu này. Bánh Tráng đã lợi dụng những khoảnh khắc Phơi Sương chuyển động chậm lại để lấy hơi và giữ thăng bằng, tìm đường né tránh, quay vòng vòng và tạo nên sự cay cú cho đối thủ bằng cách khích tướng mỉa mai. Khác với những cách né đòn bình thường, bà Lâm lấy hết mấy chục năm kinh nghiệm hóng biến ra cược rằng bà đã nhìn thấy gương mặt thầy Huấn Hoa Hồng nơi các cách bước chân của nó tận năm, bảy lần.
Khi bà quay đi để cười thầm và chắc mẩm kiểu gì thằng nhãi kia cũng thắng, một tiếng “uỵch” vang lên, kèm theo đó là vài âm thanh “hự” và cái giọng cười bị nguyền rủa không thể nào lẫn được của con nhỏ Phơi Sương:
- Khặc… khặc… - Sau khi thở hổn hển và quẹt mồ hôi, nó không quên hô tiên chiêu thức cho đủ bộ - Bình Dương công pháp: “Chè sầu làm em sầu ba ngày ba đêm”, đệ cửu thức - Sức Mạnh Của Vẩy Rau!
Đây chính là chiêu thức do chính Phơi Sương tự sáng tạo ra, trong một lần nó ngu ngơ tập vẩy rau. Nếu khi vẩy rau người ta đưa rổ đến hơn vai mình một tí thì trong chiêu thức này, Phơi Sương đặt tay lên vai mục tiêu. Tùy theo đó là vai trái hay vai phải mà nó sẽ đánh hông về bên còn lại, mở đường cho hai cánh tay hạ xuống. Đi được nửa đường từ vai đến mặt đất, nó khom người và lấy hết sức bình sinh quật thật mạnh. Thế là đối thủ ngã bẹp dí xuống đất.
Chợt cái bản mặt đắc thắng của Phơi Sương sượng trân. Khi đám khói bụi đã mờ đi, một bóng người vẫn sừng sững trước mặt con nhỏ. Đứng tấn và thở hổn hà hổn hển, Bánh Tráng vẫn cố đọc tên chiêu thức. Ngầu thì ngầu cho trót đi.
- Bình Dương công pháp: “Tree đỏ dái”, tấn thức - Bốc Đầu!
Muốn hiểu được sự mỉa mai trên gương mặt đỏ lựng của thằng nhóc, ta phải biết được cách các anh chị dân chơi bốc đầu xe máy, xe đạp. Cơ lưng và đùi cần phải tốt để có thể giữ thăng bằng. Và dựa trên nguyên lý đó, Bánh Tráng đã nâng kỹ thuật ghì người ấy lên một tầm cao mới, có thể áp dụng trong mọi tư thế ngã, như ở đây là sấp mặt.
Sau khi hổn hển một hồi, nó ngẩng mặt và nhếch mép cười nguy hiểm:
- Sao? Hết sức rồi à? Tưởng gì, hoá ra cao thủ Bình Dương trong truyền thuyết cũng chỉ có thế.
- Mày còn ở đó mà… mà chó chê mèo lắm lông hử, thế chân nào run, mồ hôi nào đổ kia?
- Thế thì bố không nói nhiều, nhường mớ rau ngót đây! Khi ở cữ tía tao phải ăn rau ngót để cái… cái nhau thai nó vỡ ra, đỡ lưu cữu lại không thì ốm dở khoẻ dở! - Bánh Tráng cuống cuồng nói đến mức vấp hơn chục lần.
- Nhà tao thèm rau ngót cũng là cái tội à? Hả cái thằng này? - Phơi Sương trả treo lại.
Khi ấy, bà Lâm vừa vén tay đưa mớ rau ngót cho ông Cảnh, vừa cười trừ áy náy. Ổng trả tận mười nghìn cơ mà.
Hê hê, tui đã quay trở lại và lợi (ăn) hại hơn xưa =)))))).
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.015
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Tiếng gà vịt kêu gâu gâu, tiếng xe máy rồ ga, và những tiếng chửi mượt như hát vang vọng cả một góc chợ mùa xuân, thôn mùa hè, huyện cành lá xã cành cây trực thuộc Bình Dương. Con bò béo mượt đang nhẩn nha bay trên trời cũng vì thế mà giật mình, meo meo vài tiếng thảng thốt.
Trước mấy rổ rau dền của bà Lâm, nhỏ Phơi Sương đứng hùng dũng, đầu đạp đất chân đội trời. Đôi tay cốc đầu chó, chó lủng sọ của nó nắm chặt đến nỗi lộ cả khớp xương trắng bệch. Vầng trán nó nhăn lại, thêm đôi phần kịch tính cho gương mặt tròn trịa đong đầy sát khí. Song thằng Bánh Tráng đứng đối diện chẳng chút e dè lo sợ. Nó chỉ cười, cười theo một kiểu rất chi là khinh thường và nguy hiểm.
Dường như cả cái chợ đều ắng lặng như tờ. Bao nhiêu cặp mắt, già có, trẻ có, nam có, nữ có, người bán lẫnn người đi mua cũng có nốt, chòng chọc vào “sân khấu” nơi đôi bạn trẻ đang hằm hằm nhau - giữa lối đi khá rộng rãi trong chợ.
- Đánh nhau không?
Bánh Tráng hét, vỗ ngực ra vẻ ta đây. Rồi nó cười hềnh hệch, hềnh hệch nghe như tiếng ngón tay miết vào cửa kính. Nhưng chẳng bao lâu sau, Phơi Sương đã sầm mặt, về thế tấn để lấy đà rồi bật tới trước.
- Bình Dương công pháp: “Chè sầu làm em sầu ba ngày ba đêm”, đệ nhất thức - Dép Lào Thần Chưởng!
Cái thằng đang nhăn nhở nhởn nhơ khi nãy tái mặt đôi chút, rồi hít thở sâu để giữ bình tĩnh lại. Nó đút tay vào túi quần, né tạm bợ và dần dần nhìn rõ được từng chuyển động nhuần nhuyễn của con nhỏ này. Hoàn toàn không phải dạng vừa gì cả. Phơi Sương đã chụm bàn tay lại thành một bề mặt dẻo dai nhưng vững chãi, tựa chiếc dép tông lào vậy. Rồi đôi bàn tay ấy vút ngang, dọc, lên, xuống, kết hợp với những chuyển động của chân tạo thành các động tác đâm, chặt và chém mô phỏng lại thứ vũ khí huyền thoại đó. Áp lực từ những cơn gió thoảng qua khiến mục tiêu nhớ lại cách mà các bà mẹ thường hay phi dép sau khi biết bảng điểm hay đi họp phụ huynh về vậy.
Cảm giác ớn lạnh sống lưng khi hồi tưởng lại làm Bánh Tráng tức tối lắm. Nên nó quyết định phản công. Thủ thế sẵn, nó lấy hơi để hô to tên chiêu thức cho ngầu:
- Bình Dương công pháp: “Tree đỏ dái”, đệ tam thức - Huấn Hoa Hồng!
Bánh Tráng lại cười, bởi những chiêu thức trong bộ công pháp mà nó đã được truyền dạy, như tên. mang đến sự cay cú tột cùng. Và chiêu “Huấn Hoa Hồng” này là thâm nhất, cũng như hợp ngữ cảnh nhất.
Trong chớp mắt, khi chớm đâm một nhát thẳng vào trán đối thủ, Phơi Sương sững sờ khi nhận ra Bánh Tráng đã không cánh mà bay. Mà không, ở sau lưng nó. Lại ở bên phải. Rồi bên trái. Rồi lại ngay trước mặt. Và rồi nhỏ nghe loáng thoáng được đạo lý bất hủ “Có làm thì mới có ăn, không làm thì chỉ có ăn…”. Ừm, ăn gì tự biết.
Bà Lâm hàng rau, với sự tinh tường của một con người sống đến mấy mươi nồi bánh chưng và có thể nhìn ra vài vết rách bé tí trên tờ mười nghìn, đã sớm nhận ra cách thức hoạt động của chiêu này. Bánh Tráng đã lợi dụng những khoảnh khắc Phơi Sương chuyển động chậm lại để lấy hơi và giữ thăng bằng, tìm đường né tránh, quay vòng vòng và tạo nên sự cay cú cho đối thủ bằng cách khích tướng mỉa mai. Khác với những cách né đòn bình thường, bà Lâm lấy hết mấy chục năm kinh nghiệm hóng biến ra cược rằng bà đã nhìn thấy gương mặt thầy Huấn Hoa Hồng nơi các cách bước chân của nó tận năm, bảy lần.
Khi bà quay đi để cười thầm và chắc mẩm kiểu gì thằng nhãi kia cũng thắng, một tiếng “uỵch” vang lên, kèm theo đó là vài âm thanh “hự” và cái giọng cười bị nguyền rủa không thể nào lẫn được của con nhỏ Phơi Sương:
- Khặc… khặc… - Sau khi thở hổn hển và quẹt mồ hôi, nó không quên hô tiên chiêu thức cho đủ bộ - Bình Dương công pháp: “Chè sầu làm em sầu ba ngày ba đêm”, đệ cửu thức - Sức Mạnh Của Vẩy Rau!
Đây chính là chiêu thức do chính Phơi Sương tự sáng tạo ra, trong một lần nó ngu ngơ tập vẩy rau. Nếu khi vẩy rau người ta đưa rổ đến hơn vai mình một tí thì trong chiêu thức này, Phơi Sương đặt tay lên vai mục tiêu. Tùy theo đó là vai trái hay vai phải mà nó sẽ đánh hông về bên còn lại, mở đường cho hai cánh tay hạ xuống. Đi được nửa đường từ vai đến mặt đất, nó khom người và lấy hết sức bình sinh quật thật mạnh. Thế là đối thủ ngã bẹp dí xuống đất.
Chợt cái bản mặt đắc thắng của Phơi Sương sượng trân. Khi đám khói bụi đã mờ đi, một bóng người vẫn sừng sững trước mặt con nhỏ. Đứng tấn và thở hổn hà hổn hển, Bánh Tráng vẫn cố đọc tên chiêu thức. Ngầu thì ngầu cho trót đi.
- Bình Dương công pháp: “Tree đỏ dái”, tấn thức - Bốc Đầu!
Muốn hiểu được sự mỉa mai trên gương mặt đỏ lựng của thằng nhóc, ta phải biết được cách các anh chị dân chơi bốc đầu xe máy, xe đạp. Cơ lưng và đùi cần phải tốt để có thể giữ thăng bằng. Và dựa trên nguyên lý đó, Bánh Tráng đã nâng kỹ thuật ghì người ấy lên một tầm cao mới, có thể áp dụng trong mọi tư thế ngã, như ở đây là sấp mặt.
Sau khi hổn hển một hồi, nó ngẩng mặt và nhếch mép cười nguy hiểm:
- Sao? Hết sức rồi à? Tưởng gì, hoá ra cao thủ Bình Dương trong truyền thuyết cũng chỉ có thế.
- Mày còn ở đó mà… mà chó chê mèo lắm lông hử, thế chân nào run, mồ hôi nào đổ kia?
- Thế thì bố không nói nhiều, nhường mớ rau ngót đây! Khi ở cữ tía tao phải ăn rau ngót để cái… cái nhau thai nó vỡ ra, đỡ lưu cữu lại không thì ốm dở khoẻ dở! - Bánh Tráng cuống cuồng nói đến mức vấp hơn chục lần.
- Nhà tao thèm rau ngót cũng là cái tội à? Hả cái thằng này? - Phơi Sương trả treo lại.
Khi ấy, bà Lâm vừa vén tay đưa mớ rau ngót cho ông Cảnh, vừa cười trừ áy náy. Ổng trả tận mười nghìn cơ mà.
Hê hê, tui đã quay trở lại và lợi (ăn) hại hơn xưa =)))))).
Ghê gớm vậy ba :)))))
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.015
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết

Khác với cái tên được đặt, Nhật Hạ cảm thấy mình như đại diện cho mùa đông - hơi âm u, trông ủ rũ và lạnh lẽo. Cô cảm thấy xa lạ với cái nóng hừng hực, những bãi biển, sự năng động vốn có của một ngày hè trong trẻo và “rực lửa”. Mọi người xung quanh cũng thường nói điệu bộ của cô từ tốn như người già, dù không có dấu hiệu của lão hóa, nhưng cô hay được gắn với từ “héo hon”. Ấy thế, ngược lại với những lời nhận xét ấy, Nhật Hạ lại cảm thấy suy nghĩ của mình nảy đến quá nhanh. Và vì chúng xảy đến quá nhanh nên cô không sao bắt kịp chúng. Như thể một màn kịch xướng họa trong đầu, “những Nhật Hạ” ra rả với đủ loại dáng hình và giọng nói. Nếu cô chịu dừng lại lâu hơn một chút, vờ như không thấy âm thanh của chúng, dần dà chúng sẽ dịu lại, im bặt, đôi khi còn biến mất mà không thấy quay trở lại lần thứ hai.

Có lẽ thế nên Nhật Hạ không tin tưởng lắm những tiếng nói ấy. Chúng không bền và chắc chắn. Đó cũng là một trong những lý do khiến cô bớt tin vào ngôn từ. Cô nhận thấy, chỉ cần nhắc đi nhắc lại một từ đủ lâu, ngữ nghĩa sẽ dần trôi tuột khỏi xác chữ. Y như một con lươn trơn trượt. Và trong khi ấy, “những Nhật Hạ” cũng biến mất dạng, để lại một khoảng rỗng vô hình. Một khoảng lặng vô nghĩa trong cô choán khắp cơ thể. Không suy nghĩ, không cảm xúc, không tiếng nói, cô chẳng là gì. Đôi khi Nhật Hạ sợ khoảnh khắc ấy, đôi khi không, có lẽ vì cô đã dần quen, hoặc có lẽ cô cảm thấy những khi ấy cô mới giống chính mình nhất.

Trước khi xác định mối quan hệ, Nhật Hạ hay nói chuyện phiếm với mối tình đầu. Cô chẳng nhớ chính xác những gì mình kể, nhưng hết chuyện này chuyện nọ, đến một cái cây bên đường cô cũng chụp lại gửi cho anh. Hồi đấy con chữ có ý nghĩa với cô, chúng ăm ắp một sự hào hứng phấn khích. Dường như việc chúng chảy tràn ra khỏi cơ thể và biến thành lời nói là một điều hoàn toàn tự nhiên. Thời gian đó là thời gian mà cô nghĩ mình sống đúng với cái tên Nhật Hạ nhất.

  • Người chi tiết? - Anh vừa hỏi vừa chọn trên menu một loại đồ uống.
  • Ừm. Em muốn tìm một người chi tiết làm người yêu. - Nhật Hạ tự nhiên kể chuyện. Hồi này cô với anh vẫn chỉ là hai người cùng tham gia một dự án sách trong thành phố. - Em đọc trong “Chopin biến mất”, nhân vật nữ chính nói ý nghĩa của một câu, một đoạn văn không phải nằm ở câu từ, mà ở khoảng cách dài ngắn giữa những từ đó. Em đã nghĩ, nếu áp dụng nó vào việc nói chuyện đối thoại thì sao? Tức là, người ta thay vì để ý tới lời em nói. Họ sẽ để ý tới khoảng lặng ngăn cách những từ em nói. Họ có thể chả nghe ra em đang nói cái gì, nhưng ở những nhịp điệu ngắt, nghỉ, và dừng lại, họ sẽ biết em đang ở đâu. Em đang lơ lửng, hay đang rơi rớt, hay đang ngã nhào vào một bụi cỏ nào. - Mắt Nhật Hạ sáng rực. Cô vẫn hay ví mình là một vì sao rơi, rơi mãi mà chẳng chạm tới mặt đất. - Một người chi tiết với em là vậy. Nhưng em thì không phải kiểu người chi tiết gì cho cam. Em là người tổng quan thôi. Họ nói gì thì em hiểu đúng vậy, không thêm không bớt. Em nhìn ra được tổng thể, người chi tiết sẽ nói cho em những tủn mủn mà em không sao trông ra được. Đó, em nghĩ thế đó.
  • Em mà làm HR thì chết công ty người ta.

Nhật Hạ nhớ mình đã bật cười lúc anh trả lời vậy. Anh có kiểu bông đùa nhẹ nhàng, không bao giờ đánh thẳng trực diện mà đi một vòng tròn lớn.

Nhưng về sau, hai người cũng chia tay nhau. Lý do của anh là vì Nhật Hạ “thiếu niềm tin”.
  • Ý anh là tính em bi quan hả?
  • Nếu em bi quan đã tốt. - Anh phàn nàn. - Bi quan là việc em tin vào chuyện tiêu cực. Đằng này, em chẳng tin thứ gì cả. Em bị thiếu niềm tin.
  • À, ý anh là kiểu người thiếu chính kiến.
  • Không, em có chính kiến. Chính kiến của em là em chẳng tin vào thứ gì cả.
Nhật Hạ im lặng hồi lâu rồi chống cằm nghiêm túc nghĩ ngợi
  • Ồ, nghe có vẻ nan giải nhỉ?

Hình như lần đó anh không dỗi nổi cô bởi điệu bộ đó. Hai người làm lành rồi một thời gian lại đến bờ vực đổ vỡ vì chuyện cô “thiếu niềm tin”. Rồi họ chia tay. Hai tháng sau khi hai người chính thức đường ai nấy đi, anh có người mới. Kể từ đó thì Nhật Hạ không hay vào trang cá nhân của anh xem nữa. Nhật Hạ trở về với “những Nhật Hạ” ra rả trong đầu.

Dù không hiểu lắm ý của mối tình đầu, nhưng cô luôn thầm nghĩ hẳn đâu đó anh đã nói ra “sự thật”: Cô bị “thiếu niềm tin”. Hẳn đó là lý do cô luôn không có sức sống, trông âm u, ủ rũ, lạnh lẽo, “héo hon” hệt như một ngày mùa đông.

Nhưng làm sao để có niềm tin? Vì Nhật Hạ không hiểu rõ lắm “cơ chế thiếu niềm tin” của mình, không có hành vi hành động nào khiến cô thấy mình có vấn đề. Cô vẫn sống ổn với chính mình nên cô cũng không biết cách nào để thay đổi. Cô mang máng nhận ra mình không tin tưởng vào suy nghĩ và lời nói của mình, nhưng thế cũng không tệ. Những khoảng lặng là một chốn về yên bình, và nó là cô - một phần của cô. Chối bỏ nó xem chừng còn mệt hơn việc chấp nhận nó.

Nên quả thật, Nhật Hạ xem bản thân "thiếu niềm tin" là một vấn đề nan giải. Kể cả khi cô đã có mối tình hai, mối tình ba, và con số dần tăng hơn thế, cô sẽ chẳng bao giờ có được cảm giác hạnh phúc trọn vẹn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.015
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Giữa thiên đàng và bờ biển Mũi Rồng giáp ranh vương quốc Holoam, có một quán trà nghỉ chân dành cho các vị thần và khách đường xa bay theo lối mòn từ chòm Dương Cưu đến đảo Quần Lân. Quán được coi sóc bởi lão già Mensae, tính ra chắc cũng phải đến hơn ba thiên niên kỷ. Hồi đầu, lão già Mensae chỉ dựng tạm quán bằng những đám mây và kết mái nhà từ hàng trăm vì sao. Lão pha trà nhờ nước của những cơn mưa mùa hạ và chạy đá lạnh bằng cơn gió thổi từ phương Bắc. Ngặt nỗi, những đám mây thì chẳng bao giờ chịu ở lại lâu, cứ độ một hai tuần, quán của lão lại tan tành vì những đám mây bỗng hóa thành một cơn giông. Thành thử, quán phải đổi nguyên vật liệu mới. Từ lần đổi đó cho đến bây giờ, trộm vía lão Mensae cũng không phải đổi thêm lần nào khác. Lão đặt tên quán là Hình Vuông. Hình Vuông được xây trên nền là hai tiểu hành tinh đi lạc, cột trụ làm từ gỗ cây nguyệt quế của vị thần Mặt Trời mà lão Mensae cất công lên nhờ ngài đẽo hộ. Tường nhà vẫn kết bằng mây, thỉnh thoảng có, thỉnh thoảng lại không và mái nhà thì lão vẫn tạo từ trăm vì sao trôi dạt. Lý do quán tên Hình Vuông là bởi thần Mặt Trời đã dùng gỗ thừa làm thành một cái khung vuông, tạo thành cửa sổ tặng thêm cho lão Mensae. Biết ơn thần Mặt Trời đã giúp mình, lão đã đặt tên quán theo cái khung vuông ngài tặng lão (dù vào những hôm tường mây tan hết thì có cửa sổ cũng như không).

Lão Mensae quý cái khung cửa ghê gớm. Sáng lão lau cửa một lần, chiều lão lau một lần, đến tối lão lau những hai lần. Lão hay bảo với mấy vị khách ghé quán vào buổi đêm rằng:

  • Hôm nay trời cứ chói chói thế nào. Hay là bình minh đến các vị nhỉ?
  • Làm gì có. - Các vị khách biết tỏng ý của lão, đồng thanh đáp lời. - Chói là do cái khung của lão chứ đâu.

Thế là lão Mensae lại hài lòng mà giảm một nửa giá thành cho tất cả các vị khách trong quán. Lão mẩm rằng: “Ừ, tiền thì cũng quý đấy. Nhưng đâu phải lúc nào mình cũng gặp người hiểu cái lòng mình lại còn cảm được cái khung cửa kia chứ”. Còn các vị khách thì rúc rích tự cười với nhau.

Lão già Mensae chăm sóc cái khung còn nhiều hơn là chăm sóc quán. Chỉ cần cái khung bị ẩm, hay mốc là lão lại dẹp hết mây lẫn sao, phơi nắng khung cửa mấy ngày. Lão cũng cố tình để đám mây không bám sát vào khung cửa. Có nhiều vị khách đến không biết rõ, khuyên bảo lão kết tường cho chặt, kẻo gió lùa lại ốm, lão vênh mặt, vừa pha trà vừa khệnh khạng nói cộc lốc rằng:

  • Biết rồi.

Đến cả vị thần Đồng Cỏ ở xứ Thần Tiên nhắc, lão cũng bực mình ra mặt.

  • Cảm ơn ngài có lòng nhắc nhở. Nhưng ý lão muốn xây thế. Lão ốm thì ngài cứ mặc lão.

Kể từ lần đó, người ta cũng ít thấy vị thần Đồng Cỏ vãng lai tại quán Hình Vuông.

Dù lão Mensae có thói tật thế, tính tình nhiều khi thất thường, trà của quán hôm ngon hôm không, nhưng cả đoạn đường tới Quần Lân chẳng có quán nào ngoài quán của lão, nên người ta cũng bấm bụng mà ghé quán ngồi. Cứ tầm gần trưa và cuối chiều hoàng hôn là quán của lão lại đông lắm, đó cũng là giờ người ta tới trường đua xem cuộc đua của giống Kỳ Lân. Nếu ai may mắn thầu trúng con độc đắc thì sẽ được giải thưởng lớn lắm, nghe đâu phần thưởng tháng này là hơn mười ngàn đồng vàng, một gói bụi Tiên dùng đến mãn đời và hai viên thảo dược điều chế bởi Tiên lùn xứ Hầm Vàng.
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.015
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
“Hôm nay em đã mệt rồi, mình đi ngủ thôi.”
Maya ôm con thỏ bông to lớn, gác cằm lên tai thỏ và vuốt đôi mắt tròn vo của nó xuống, làm như nó thật sự có thể nhắm mắt.
“Nay em đã trông nhà cả ngày. Em đã rất giỏi rồi.”
Dù Maya biết thỏ bông không phải con người, nó không ngủ, nhưng việc thầm thì với nó thế này khiến cô an tâm. Điều đó có khi còn giúp cô ngủ ngon hơn không chừng.
Nhớ hồi còn nhỏ, khi cô cứ thủ thỉ thù thì với con thú nhồi bông suốt, gia đình đã lo lắng lắm. Bố mẹ Maya vẫn thường ngờ vực đôi mắt to tròn trân trân kỳ lạ của con thỏ. Họ cũng bắt đầu tách cô khỏi con thú nhồi bông ấy, đẩy cô ra chơi với bọn trẻ quanh nhà nhiều hơn. Mãi đến khi trường mầm non của cô tổ chức đi tham quan, cô không mang theo con thú suốt cả tuần, về nhà vẫn vui khỏe và không hề hấn gì, mọi người mới dần yên tâm. Kể từ đó đến nay, không ai lo lắng gì về chuyện con thỏ nữa, nhưng câu chuyện hồi nhỏ kia thì cứ được nhắc đi nhắc lại suốt, đôi khi qua điện thoại cô gọi về cho bố mẹ, hoặc đôi khi trên bàn ăn của cả nhà hiếm hoi vài tháng có một lần.
Giờ đây, con thỏ bông đã rách một bên tai, màu lông cũng xỉn hẳn so với trong ký ức, Maya vẫn không nỡ bỏ nó đi. Nó đã theo cô lâu quá, mà thứ gì theo mình lâu, ít nhiều mình cũng có kết nối với nó. Nên mấy lần dọn dẹp nhà, cô đều để con thỏ ở lại trên giá. Gần đây, khi trở về thăm bố mẹ, Maya mới tự dưng muốn đem con thỏ đến căn hộ cô đang ở. Cứ thế, dần dà, những thói quen xưa cũ của Maya lại xuất hiện trở lại: Như thói quen vuốt mắt và thì thầm trước khi đi ngủ, chào tạm biệt thỏ trước khi rời đi. Có một em thỏ trong nhà, đôi khi Maya cảm thấy căn hộ mình thuê ấm áp hơn hẳn. Những sợi lông mềm chạm vào da cô, không hiểu sao lại khiến cô cảm thấy vững dạ trong lòng. Em thỏ được cô để ở đệm ngủ, mặt hướng nhìn ra cửa sổ. Dù với vị trí đặt để của con thỏ thì sẽ chẳng thấy được toàn cảnh, nhưng chí ít vẫn sẽ nhìn được một khoảng trời trên cao. Nghĩ rằng em thỏ có thể trông ra bên ngoài nên Maya thấy vui lắm. Một lý do khác mà Maya quyết định mang con thú bông về nhà trọ là vì cô không có dũng cảm để nuôi một em mèo hay em cún. Nếu làm thế thì tội chúng quá, cô quá bận để có thể là một người nuôi trách nhiệm, thường xuyên chăm sóc và yêu thương chúng.
Có một vài cuối tuần trời đổ mưa, trong cơn mưa Maya chợt nhớ ra điều gì nằm sâu trong ký ức. Giống như vết chai tay đột nhiên đau trở lại. Rõ là chuyện đã qua lâu lắm, cô cũng chẳng để ý nữa, thế mà tự dưng nhớ lại cô cứ ngồi thút thít tới chiều. Nước mắt nước mũi dính cả vào con thỏ ôm trong lòng. Hôm sau con thỏ được đem đi giặt, phơi phóng bên ngoài ban công. Maya nhìn con thỏ, tự hỏi vì sao hôm qua mình lại hành xử như thế?
Trước đây, Maya hay ví mình vào những ngày như vậy như một bãi đầm lầy. Thân thể cô nhầy nhớt và chảy ra. Những ngón tay chảy ra. Những ngón chân chảy ra. Nhơ nhớp bẩn thỉu. Maya nghe tiếng ùng ục của bùn ứ trong tai. Tiếng òng ọc trong bụng cô như đáy đầm lầy đang sôi. Cô nghĩ bên cạnh đầm lầy có một con thỏ bông thì hay lắm. Trông nó khiến cô có sức sống hơn. Giả dụ, cô không có sức sống hơn, thôi thì cũng không phải mình cô không có sức sống. Con thỏ cũng chảy ra cùng cô.
Có một sự thật mà Maya chỉ kể với người trải bài Tarot hay xem ở quán cà phê sát cạnh văn phòng. Gần đây cô nhận ra mình vốn không yêu ai. Bố, mẹ, họ hàng, bạn bè, thậm chí là người cô gọi là người yêu. Chuyện bắt đầu khi cô đọc một tiểu thuyết hư cấu, nhân vật vô tình lạc vào một thời - không gian khác, đã đau đớn mãi vì nỗi nhớ người thân. Tác giả viết rất tốt nên dưới bình luận đều là lời khen và sự cảm động của độc giả. Maya thì hoàn toàn vô cảm với nhân vật. Cô không hiểu sao cô đã nghĩ mình sẽ không có đau đớn gì nếu bị ép rời đi. Không một gương mặt nào hiện lên khi cô hỏi mình sẽ nhớ ai đầu tiên. Cô chỉ nghĩ mình bực dọc vì khó thích nghi hơn là nhớ nhà. Suy nghĩ này làm chính cô cũng hoảng sợ. Cô không luyến tiếc ai ư? Không nhớ nhung ai ư? Như vậy hình như không phải phép cho lắm. Nếu không có tình yêu, cô có còn là con người không? Mà con người, thì phải thế nào nhỉ?
Những câu hỏi kỳ lạ cứ đến, mà càng hỏi thì càng như đi xuống vực. Maya không có bất mãn nào, chỉ là cô không có tình yêu để mong muốn gắn kết với ai. Cô biết ơn bố mẹ, biết ơn sự có mặt của người bên cạnh cô, cô không thể tồn tại một mình, cô biết thế. Nhưng đó thì không phải tình yêu. Hoặc có phải cô đã quên mất tình yêu? Vì hình như, trong một thoáng hiện về của ký ức trẻ thơ, cô đã từng yêu, và yêu rất nhiều. Khi bị quấn bởi những câu hỏi không thể trả lời, Maya ước mình nằm trong một lồng kính, cô có thể trông ra mọi người ở bên ngoài và cứ ngồi im thẫn thờ như vậy thôi. Không ai nhận ra sự sống của cô, mà cả đến cô, cũng sẽ quên đi sự sống của mình. Một giây phút như vậy với cô là đáng quý lắm. Không hiểu sao, trong một lần nghĩ quẩn thế nào đó, trong đầu cô lại thốt ra câu rằng, “Ôi cha, hít thở thôi mà cũng khó chịu quá”.
Nhưng từ ngày có em thỏ ở trong phòng, Maya đột nhiên cảm thấy bình ổn trở lại. Dù vẫn không có câu trả lời cho những điều tự vấn thường xuyên, cô bắt đầu chợt nhớ ra lý do mình muốn về thăm nhà, hay lý do đã bắt đầu với mối tình ba năm của mình. Có vài ký ức bị bỏ quên cũng trở về trong những giấc mơ, toàn là những ký ức tốt đẹp. Cũng đã gần hai ba tháng nay, Maya không có giấc mơ nào tử tế, giấc ngủ của cô cứ chập chờn. Dường như cô luôn cảm giác mình cần phải thức dậy, nên ít khi nào cô có thể thật sự nằm trong giấc ngủ. Lẽ thế, không có giấc mơ nào sống động với cô. May mắn là giờ đây chúng đã quay trở lại. Dù rằng, Maya vẫn chưa thể trả lời lý do vì đâu cô lại vô cảm với nhân vật nọ.
Cô kể với người yêu về chuyện con thỏ. Chị chỉ cười cười và bảo rằng cô thật có trí tưởng tượng phong phú. Dù là một lời khen, nhưng cô lại không mấy hài lòng. Maya không muốn chuyện bé xé to nên lại im lặng. Dù sao người yêu của cô vẫn nghe hết chuyện, kiên nhẫn lắng nghe, dù chị chẳng có ham thích gì với con thỏ cả. Cô thấy biết ơn hành động đó, vậy là đủ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.015
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Ba người đàn ông Tuệ San mới gặp trong tháng này đều thuộc tuýp người cô không sao chấp nhận nổi. Có thể hình dung những lý do tạo nên hành vi của họ bằng một số sự kiện xảy ra trong đời, nhưng kể cả thế, Tuệ San cũng khó lòng nào mà ngồi lại chuyện trò, hay hơn thế, trở thành người thân thiết, lắng nghe giãi bày với họ. Điểm chung của cả ba là bằng cách này hay cách khác, họ đều muốn cô tôn sùng họ.

Người đầu tiên là một người họ hàng xa đã rất lâu không thấy xuất hiện. Chú đã rời nơi ông bà và các bác sinh sống để lập nghiệp. Sau nhiều năm biệt tích, nay chú trở về với một xí nghiệp nhỏ sản xuất thép đang ăn nên làm ra. Trong bữa tiệc đông đủ con cháu, người chú mặt đỏ tưng bừng vui vẻ hỏi cô cháu gái con anh trai ruột là Tuệ San:

  • À thế cháu này năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
  • Dạ cháu mười tám. - Tuệ San cười đùa.
  • Vớ vẩn. Anh Minh, - Chú khều bác trai cả ngồi bên cạnh. - Đứa con gái nhà anh Lâm năm nay bao nhiều rồi?
  • Bao nhiêu nhỉ? Sau thằng Bình một giáp, mới vào đại học năm kia năm kìa gì đấy thôi.
  • Các bác cứ đùa cháu. - Mẹ của Tuệ San tươi cười, mang ra thêm một đĩa thức ăn để lên mâm của các ông vẫn còn nhậu. - Cháu nó lấy chồng được rồi. Hai lăm rồi ạ.
  • Hai lăm rồi à? Lớn quá nhỉ? Nhà anh Lâm là sướng nhất rồi, giờ chỉ có ăn quả ngọt, cần gì phải vất vả nữa.
  • Ôi dào, chán lắm. - Mẹ Tuệ San ngồi xuống dưới bàn. - Nói có nghe đâu chú.
  • Thế nào? Sao? - Chú rót đầy chén rượu đã hết, hỏi. - Thế mày đi làm ở đâu rồi, lương lậu thế nào?
  • Cũng bình thường ạ.
  • Đây, chú xem, nhà chị cho ăn học thì cũng có kém ai, cho vào trường lớn đàng hoàng như thế, mà đi ra làm cho cái phòng radio tít chỗ nào.

Tuệ San nuốt nước bọt, cố không để một biểu cảm nào hiện trên mặt.

  • Thế một tháng được bao nhiêu?
  • Cũng đủ sống ạ.
  • Thế là được bao nhiêu? Có được bốn ngàn tệ một tháng không? Mình bây giờ lớn rồi, tự lập rồi, cứ dám xông pha vào, đừng ngại thử mấy chỗ lớn làm gì. Không mà ấy quá, qua xí nghiệp chú làm. Đang thiếu chân quản lý đấy. Mà mày đang làm về cái gì ấy nhỉ?
  • Cháu học ngành ngôn ngữ.
  • Được. Sang đây, chú dạy cho mày nhoằng tí là xong. Con gái, làm việc gì nhàn hạ thôi, rồi đi lấy chồng.

Trong một phút rất nhanh lướt qua, Tuệ San đã nghĩ xí nghiệp mới mở của chú chỉ trụ nổi quá ba năm là cùng.

  • Thôi ạ. Vất vả tí nhưng làm cũng ổn chú ạ. Cháu cũng thích kiểu công việc này.

Lúc này, mẹ Tuệ San cũng không nói gì nữa, gương mặt ra chiều không hài lòng nhưng cũng không phản bác.

  • Nhưng mà…

Biết trước những luận điệu quen thuộc của mấy người họ hàng xa, Tuệ San ậm ừ chẳng bỏ vào tai câu nào. Cứ im ỉm đi là sẽ hết chuyện.

  • Có hiểu chưa? - Sau một tràng dài người chú dừng lại. - Đấy, mày cứ ăn thôi, mày phải quay ra đây nghe đây này. Đây là kinh nghiệm, mày áp dụng thế nào là việc của mày. Nhưng mà mình là người còn trẻ, cứ nghe người lớn nói, rồi sẽ thấy nhiều cái hay. Rồi đầu óc nó sẽ mở dần ra.

Mùi rượu lúc này nồng nặc phả vào mặt Tuệ San.

  • Giờ mày cũng lớn rồi, cuộc sống của mày riêng, ai bảo được mày nữa. Bố mẹ không bảo được mày, thì chú mày cũng làm sao bảo được, đúng không? Nên đây là lời khuyên. Lời khuyên thôi. Đấy, cứ thoải mái đi thử này thử kia. Tuổi trẻ phải xông pha. Cứ thử. Nhưng cuối cùng, làm thế nào thì làm cũng phải có cái tổ ấm, có chỗ ổn định. An cư mà lạc nghiệp. Quy luật của con người là như thế. Rồi có cái công việc gọi là. Ổn định. Được chưa nào? Một là ổn định, hai là đủ tự lập sống, rồi nuôi con cái, báo hiếu, ba là nhàn. Nhàn thôi, đừng có gồng lên. Thân mình thân gái, mình có quyền cơ mà?

Tuệ San cắn răng rồi buột miệng đáp một câu.

  • Mình nhàn thì ai phải khổ hả chú? Mà ai bảo quy luật của con người là phải ổn định đâu ạ?

Nói xong thì Tuệ San thấy cái lườm của mẹ.

  • Đã là quy luật, cháu hiểu chưa? - Lần này giọng nói của chú có phần phấn khích hơn. - Thì nó là kinh nghiệm của ông cha, của chú, của bố mẹ cháu, của người đi trước. Là cái tốt nhất. Ai mà chẳng thích ổn định. Cứ bảo chú một câu thôi, chú cho mày làm chức quản lý của công ty chú ngay. Mình là người nhà, không phải ngại.

Tuệ San gắp một miếng thịt bỏ vào miệng, rồi cầm cả bát cả đũa đi vào trong bếp.

  • Vâng, cháu ăn xong rồi, chú ăn đi ạ.
  • Mà giờ này thì có anh nào chưa? Chắc đứng đầy cả ngõ chị nhỉ?
  • Làm gì có ai. Ế chỏng chơ. Thôi, thế xí nghiệp chú thế nào. Chị thấy ảnh nãy chú khoe đẹp lắm.
  • Ôi dào, chị này. - Chú giả lả cười. - Nào em mời chị một chén nhé.

***

Người thứ hai là anh chồng mới cưới được gần một năm của chị đồng nghiệp cũ nơi Tuệ San từng làm hồi còn là sinh viên. Cô và chị cùng quê, cùng học một trường cấp hai, cùng chỗ làm, hay nhắn tin chuyện trò nên thành ra thân thiết. Chẳng qua mấy năm gần đây bận rộn, chị lại chuyển nơi sinh sống nên ít có thời gian gặp mặt. Lần cuối cùng cô gặp trực tiếp là vào đám cưới của chị, còn đâu hai người chỉ nhắn tin qua lại và thỉnh thoảng gọi điện thoại cho nhau.

Lần này, Tuệ San có dịp đi công tác tới thành phố chị ở nên sẵn tiện qua thăm. Chị đồng nghiệp ở trong một căn hộ cho thuê tầng mười hai khá đắt đỏ. Nội thất trong nhà không quá sang trọng nhưng cũng đầy đủ, nhìn gọn gàng ấm áp. Cửa sổ hướng nhìn ra hồ nhân tạo của khu đô thị kiểu mới. Lúc cô tới chơi thì chị đang lau nhà phía ngoài, còn anh đang nấu nồi lẩu bên trong. Ở phòng khách, ti vi còn đang bật một bài đang nổi trên Douyin.

Ba người vừa nói chuyện vừa ăn lẩu. Cùng tuổi tác gần nhau nên nói chuyện hợp. Chủ yếu mấy chuyện về chỗ làm rồi chuyện Tuệ San đi xem mắt dở khóc dở cười.

  • Đấy, mình là phải thương nhau hơn vào. - Anh nhìn chị, đùa cợt. - Không có thì giờ anh với em có khác gì cái San đâu.

Tuệ San không ưa kiểu đùa này nhưng thấy chị đồng nghiệp chỉ bĩu môi, chê ngược lại anh vài thói xấu thì cũng không ừ hử gì. Lúc ăn gần xong thì chị đồng nghiệp có chút việc cần làm gấp nên đi vào trong phòng để làm việc trên máy tính. Cửa vẫn để mở, câu chuyện của anh chồng và Tuệ San xem như vẫn có sự góp mặt của chị.

  • Này, anh nói này cũng hơi kiêu thật. Nhưng anh nghĩ không thằng nào nó được như mình. Cuối tuần không rượu chè, bia bọt với đám nào, ở nhà với vợ, lại còn nấu cơm, rửa bát. Em xem, đời thuở ai mà cứ dấm dúi với cái bếp như anh không.
  • Thì cả tuần em cũng làm việc nhà đấy thôi. Anh có rửa bát buổi tối mà cũng cằn nhằn. - Giọng chị vọng từ trong phòng riêng ra tới ngoài phòng khách.
  • Đấy, em xem. Lại bị mắng. Làm thế rồi mà vẫn bị mắng thôi.
  • Thì anh nói thế đâu có đúng đâu.

Tuệ San ngửi thấy mùi không khí căng thẳng nên cười đùa.

  • Anh cũng giỏi mà chị cũng giỏi, đẹp đôi, đẹp đôi. Nào, em cụng ly nào. Chị Ân đang làm thì ngửi tạm mùi rượu Mao Đài nhé.
  • Đấy, có cô San ở đây thì mới đòi lại được công bằng cho anh. Anh là cũng cố hết sức rồi. Mình cũng có công việc sự nghiệp. Nhà này mình lo, rồi có con cái, mình phải có trách nhiệm gách vác, em nói thế có đúng không? Là đàn ông mà nhà mình còn không lo được thì lo được gì?
  • Em có cần anh lo một mình đâu.
  • Đấy, lại ngang. - Anh cau mày. rượu vào lời ra. - Thế nhỡ em ốm đau, lăn đùng ra đấy, anh không có gì lo cho em thì có nhục không? Rồi vào bệnh viện có người quen chẳng phải đỡ hơn à? Thế nên mình mới cần quan hệ, chứ cứ khư khư giữ chồng làm bếp thì được cái gì.
  • À hóa ra từ trước giờ là anh chỉ làm vì em ép thôi chứ gì?

Tự dưng đến đây Tuệ San lại thành ra người hòa giải.

  • Thôi ăn đi ăn đi, - Tuệ San gắp cho anh một miếng bạch tuộc bao tử. - Chốc em bảo chị.
  • Đấy, em nói xem. - Anh nói nhỏ lại. - Anh cũng chịu khó rửa bát mỗi tối, lâu lâu còn lau cái nhà, anh làm bao nhiêu như thế, mà vẫn không hài lòng.

Trong đầu Tuệ San lúc này là một loạt công việc nhà khác, mà để căn hộ có thể sạch sẽ tới mức này thì không chỉ nhờ có hai việc anh chồng vừa kể. Mà quan trọng hơn, Tuệ San nhìn vào bên trong phòng, vẫn vang tiếng lọc cọc gõ phím của chị đồng nghiệp, thái độ của hai người với xích mích thế này đều không ổn.

  • Nhưng anh này, - Cái thói không kiềm được miệng bắt đầu phản bội lại Tuệ San. - Giữ vợ khư khư trong bếp cũng đâu phải có lý đâu anh.

***

Người thứ ba là đối tác mà đài radio của cô mời hợp tác gần đây. Anh là một nhà báo có chút tiếng tăm, lại còn làm thêm bên hoạt động xã hội. Gần đây anh có ra mắt một cuốn sách mới, góp mặt với tư cách là dịch giả, nên có lịch trình quảng bá trên radio của Tuệ San. Ban đầu dự định sẽ là buổi phát sóng trực tiếp dài ba tiếng nhưng sau đó đàm phán lại thì thành Tuệ San phỏng vấn và biên tập thành một video ngắn sau.

Để chuẩn bị cho lần gặp mặt này, phía radio của Tuệ San đã nhắc nhở cô làm việc kỹ lưỡng một chút. Ngoài các bài báo và phỏng vấn Tuệ San tìm được trên mạng về vị dịch giả có tiếng kia, cô cũng lướt qua những đầu sách của anh. Không thể không nói, anh am tường một lượng kiến thức phong phú. Cách dịch chữ cũng rất chuẩn xác, cô có xem thử bản pdf gốc bằng tiếng Anh và tiếng Pháp thì đều thấy bản dịch giữ được tinh thần tác giả. Chính điều này làm Tuệ San có chút mong chờ được gặp anh ta.

  • Này, tôi hỏi chút, bình thường bên radio của cô có bao nhiêu người xem? - Trước khi vào buổi phỏng vấn, anh vừa uống nước vừa nhỏ giọng hỏi cô.

Câu hỏi thẳng thắn làm Tuệ San có chút bất ngờ. Cô hơi bối rối.

  • À dạ.
  • Hơn ba trăm không?
  • Cũng tùy chuyên mục, thời điểm, nội dung nữa anh ạ. - Tuệ San mỉm cười.
  • Cô biết đấy, cũng là một hình thức quảng bá cả thôi. Quan trọng là kết quả.

Tuệ San nhìn xuống phần câu hỏi mình đã mất cả đêm qua soạn sẵn, cười cười.

  • À vâng.
  • Mà cô chín mấy thôi nhỉ?
  • Dạ vâng, chín sáu ạ.
  • Ừ, thế tôi hơn cô mười tuổi, chưa tới một giáp, gọi anh cho thân mật, không phải ngại ngùng gì đâu. Hôm nay tôi là đến nhờ bên cô mà.
  • Tôi thì chẳng có gì ngoài mấy người cứng cứng theo dõi tôi. Nói không khoe thì đây này. - Anh chìa cho tôi xem một bức ảnh trong điện thoại. - Nick weibo của tôi có từng này người theo dõi rồi đấy. Tất nhiên con số chẳng nói lên điều gì. - Anh lựa lời khi thấy gương mặt Tuệ San tối sầm lại.
  • À, nghe nói anh đang bắt đầu xây dựng một hoạt động Trạm bình yên cho trẻ gần đây.
  • Ừ, vừa đúng lúc ra sách nên tôi cũng đẩy nhanh hoạt động lên để tiện làm hình ảnh. Hơn nữa, mình cũng phải có tiếng nói, chứ ai cũng để trẻ con giờ cứ cắm mặt vào điện thoại được. Tôi cho các cháu học vẽ, với tham gia miễn phí buổi học tiếng anh với người bản địa.Tôi để vé là tùy tâm mỗi người, nhưng mức quy định có gần hai trăm tệ thôi. Cô có người quen nhớ giới thiệu nhé. Nói không phải chứ có nhiều người chán lắm, để bây giờ mình lạc hậu hẳn với các bên khác. Đứng im là thụt lùi. Thế nên tôi mới xây dựng hoạt động này, làm cho cộng đồng. Chốc có gì cô hỏi tôi về hoạt động đó nhé, tôi cũng muốn nhân đây…

Lúc này thì phía bên ngoài phòng, đạo diễn âm thanh đã ra tín hiệu với Tuệ San.

  • Ồ, bắt đầu rồi à?
  • Dạ vâng, một chốc nữa ạ.

Tới lúc này anh mới chịu im lặng một chút. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều kinh khủng nhất mà Tuệ San phải đối mặt.
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.015
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Định nghĩa về hạnh phúc của Alois có phần kỳ quặc. Cậu nói, khi một người hạnh phúc, đồng nghĩa với việc bất hạnh, khổ đau của kẻ đó đã được chuyển sang cho một người khác gánh chịu hộ. Alois không rõ mình có suy nghĩ này đích xác từ khi nào: Bắt đầu từ lúc mẹ luôn thiên vị người em trai có mái tóc vàng, cùng đồng tử xanh đặc trưng của người nhà Amherst, hay khi tham gia vào cuộc đấu đá thương mại giữa các gia tộc trong vương quốc. Là một đứa con ngoài giá thú của phu nhân Narcissus trước khi kết hôn với bá tước, hơn ai hết Alois hiểu rất rõ việc tình yêu thương không tự nhiên sinh ra. Lợi ích là thứ đi kèm, không phải bằng vật chất thì cũng là tinh thần. Một mối quan hệ tồn tại dài lâu là bởi nó vẫn còn giá trị giữa đôi bên và điều cần ghi nhớ nhất chính là cán cân giá trị phải luôn trong trạng thái cân bằng.

Thành ra, mỗi khi đi nghe một buổi thuyết giảng về hạnh phúc cuối tuần ở nhà thờ, Alois lại cảm thấy như đang làm một chuyện vô nghĩa. Một người lên thiên đàng, tất sẽ có một người xuống địa ngục. Ai sẽ thay Alois xuống địa ngục chứ? Mà Alois cũng không cần, cậu sẽ tự mình xuống đó thăm thú một phen. Còn chuyện gì mà cậu không thể chịu được khi chuyện tồi tệ nhất cậu đã kinh qua: tuần nào cũng tới nhà thờ trong bộ đồ lịch thiệp, làm ra vẻ hào hứng khi nghe cha xứ rao giảng về thứ niềm tin đần độn của ông? Nhưng không đi thì không được, đám chó săn của Nữ hoàng bao giờ cũng muốn những tin tức hay ho. Mà hơn cả, đôi khi những buổi gặp mặt “trước khi lên thiên đàng” cũng giúp Alois thu về một đống các vụ thương thuyết béo bở, ngon lành.

Người hay xuất hiện cùng Alois là một người hầu trung thành, thường được gọi với cái tên Winston. Anh trông lớn hơn Alois khoảng hai đến ba tuổi. Thân hình dong dỏng, nước da sạm màu nhưng đôi mắt thì tinh anh. Winston có một nụ cười nhã nhặn, tươi sáng, nét mặt trông hiền lành, thân thiện, không toan tính. Tuy nhiên, chỉ ai để ý kỹ mới nhìn thấy Winston có một nốt ruồi điêu mờ nhạt ngay trên viền môi. Bình thường trước khi ra ngoài, anh luôn mượn tạm phấn của người hầu bếp để làm nhạt bớt dấu vết của chiếc nốt ruồi.

“Cần gì phải che giấu hả Winston?” Alois hay mỉa mai anh như thế. “Anh đi với ta, người ngoài lại không rõ anh là kiểu người thế nào hay sao?”

Alois thích nhất câu “gió tầng nào gặp mây tầng ấy”. Cậu nói, đó là cách dễ dàng nhất để có thể tạo ra một chiếc cân giá trị cân bằng.

Điều Winston yêu thích ở Alois là sự sòng phẳng. Chẳng có gì phải đòi hỏi hơn khi chủ nhân của mình luôn rạch ròi lợi ích của người hầu và lợi ích của bản thân anh ta. Alois chưa từng là một người tham lam trong mắt Winston. Cậu có thể là người nóng tính và dễ dàng tự ái, nhưng không phải kiểu người thèm khát vật chất, hay thích bóc lột, và lợi dụng người ta. Alois thông minh, lý trí, lạnh lùng, và đặc biệt cô độc. Một phần do thân phận của cậu, một phần tính cách của Alois quá tỉnh táo để có thể đặt cược vào sự may mắn, hay trông chờ vào điều gì ngoài bản thân mình.

“Không có điều kỳ diệu nào đến nếu ta không tự tay sắp đặt nó trước.”

Alois là một kẻ như vậy. Số người không ưa cậu cũng nhiều như số người ngưỡng mộ khối tài sản kếch xù cậu gầy dựng nên. Winston nghĩ đến mãn đời điều này cũng sẽ không thay đổi cho được.
 

lâm băng1997

Gà cận
Tham gia
17/4/20
Bài viết
502
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Auneeeee, lâu quá mới vào lại Gác nè, mà người quen lặn hết trơn rồiiii QAQ
 
Bên trên