Re:
Ấp tập viết
“Này này, cô Kim Hương nhà ông Tri huyện Hồ mất tích rồi đấy. Cả sáng thấy lính bên phủ cứ nháo nhào loạn cả lên.”
Con hầu nhà ông Hồ dỏng tai lắng nghe hai người đàn bà bên cạnh thủ thỉ, trong ngực nó lúc này tim đã đánh như trống bỏi.
“Chết dở, chẳng phải mai đã làm lễ gả rồi thây.”
“Ừ đấy, ông Hồ giận lắm. Đi qua phủ là nghe tiếng rõ mồn một. Lần này mà bắt được cô Kim Hương thì…”
“Này, của cô hết hai đồng.”
Con hầu giật mình, hớt hải cầm lấy miếng thịt bọc trong mớ lá chuối, run rẩy rút từ trong ruột tượng gửi lại hai đồng cho bà chủ.
“Mà có làm sao mà mặt cô…” Bà chủ hàng thịt vừa liếc lại con dao vừa hỏi thăm đứa hầu trông tái mét như tàu lá chuối.
“Dạ… Cảm… cảm ơn… bác.”
Con hầu vội cúi mặt, loạng choạng bước thẳng về hướng ngược lại. Tiếng chợ phiên sáng ầm ĩ nhưng tai nó đã ù đi cả, chẳng giọt chữ nào đọc lại được trong đầu. Cô Kim Hương ơi là cô Kim Hương, cô hại con hầu của cô rồi!
Lúc đứa hầu về tới phủ quan ông thì ngấp nghé giờ Ngọ. Nó cố tình trốn lính canh đứng trước cổng dinh lớn mà vào từ cửa mé trái hậu viện. Ấy thế, vừa mới động cổng, bọn nô bộc trong nhà đã trực sẵn, vây tứ phía. Con hầu mếu máo bắt đầu ăn vạ, tay chân nhũn cả ra, phải để hai tên to con xách vai kéo đi. Chúng ném con hầu về phía sảnh chính trong nhà. Trước mặt là ông bà tri huyện ngồi trên bộ bàn ghế làm từ gỗ hương chạm trổ cầu kỳ.
“Nói! Cô mày đi đâu?” Tri huyện Hồ giận, mặt đỏ phừng phừng đập tay xuống mặt bàn.
“Bẩm ông… Bẩm ông… Ông tha cho con… Con không… Con không biết gì hết…”
“Mày có khai không? Bay đâu, đánh gãy chân nó cho tao.”
“Con lạy ông… Ông ơi!” Con hầu gào lên khi lũ nô bộc đã mang gậy gộc bước vào chính đường. “Ông ơi! Con cắn rơm cắn cỏ con lạy ông…” Nó bò trên mặt sàn bám lấy chân quan lớn.
“Mày không phải sợ sệt điều gì, cứ nói những gì mày biết, ông không có phạt mày.” Bà quan huyện ngồi cạnh, một tay lần tràng hạt, một tay miết nắp chén trà, giọng nói khẽ khàng nhỏ nhẹ khi có khi không.
“Dạ… Dạ… Con đội ơn ông… Con đội ơn bà… Cô… Cô… Cô bảo ra bến Bờ Chông.”
“Giỏi! Giỏi lắm! Nuôi ong tay áo! Lũ mèo mả gà đồng!” Tri huyện nghiến răng nghiến lợi hất chân đạp lên người con hầu. “Bay đâu, lôi con này ra phạt mười trượng, đuổi ra khỏi phủ. Một đám đem cô chúng mày về đây. Trước giờ Mùi không đem được cô về thì đừng đứa nào vác mặt về nhìn tao nữa.”
***
Cô Kim Hương đứng ở bến đò Bờ Chông đợi tình lang mãi tới gần chính Ngọ thế mà vẫn chẳng thấy bóng dáng mình kiếm đâu.
“Cô ơi, cô có đi không?” Bác lái đò sốt ruột, hỏi lại lần thứ tư. Suốt từ sáng tới giờ, nếu không phải thấy y phục của tiểu thư là loại hảo hạng, đắt tiền thì lão cũng không có ý đợi lâu đến vậy. “Đợi thế này thì nhỡ hết việc của lão…”
“Vâng, bác thông cảm, xin bác đợi tôi thêm một lát nữa.”
Đứng giữa bờ lau bên bến, vạt quây thường của cô Kim Hương lay lắt trong chiều gió thoảng. Lòng cô như lửa đốt, không rõ có chuyện gì mà giờ chàng vẫn chưa thấy đâu. Chả có nhẽ…
Cô Kim Hương trông ra mặt sông mênh mang lấp loáng bóng nắng giữa trưa, lại trông về phía thôn xóm làng mạc xa xa. Vẻ như người cô muốn đợi sẽ không đến nữa, cô Kim Hương thở khẽ một hơi, dợm bước lên thuyền thoi, khẽ bảo lão lái đò.
“Cô đi đâu nhỉ?”
Lúc này xa xa, loáng thoáng nghe tiếng chân chạy của toán người lẫn âm thanh gậy gộc. Chim chóc đậu bên một chạc cây đa đột nhiên nháo nhào bay tán loạn lên phía vùng trời Đông. Cô Kim Hương có dự cảm không lành, vội vã giục bác lái.
“Bác cho cháu về ngã ba Kinh Bắc. Bác làm ơn nhanh giúp cháu.”
Bác lái theo lời giục, nhanh nhẹn khỏa đôi mái chèo, rẽ nước tiến về phía sông lớn. Độ tới khi ra tới giữa sông, cách bờ mấy dặm, cô Kim Hương mới trông thấp thoáng bóng vài tên nô bộc nhà mình loay hoay đứng dàn ngang. May thật…
***
Cô Kim Hương nhà ông tri huyện Hồ, từ nhỏ đã được ca ngợi vừa có tài vừa có sắc. Tiểu thư khuê các bình thường thông thạo cầm kỳ thi họa đã đành, cô Kim Hương còn làu làu “Tứ tự kinh”, “Ngũ ngôn”, “Hiếu kinh”. Không ít lần cô Kim Hương cùng ông tri phủ luận đàm, ngâm thơ, bàn chuyện non nước với những bậc kỳ nhân mà chẳng yếu thế. Năm nay cô vừa tròn tuổi cập kê, đẹp người lại đẹp cả nết, trước nay chưa từng để quan lớn mất mặt lần nào.
Người đời vốn đàm tiếu phận nữ nhi như cô Kim Hương chẳng lo chuyện may vá, thêu thùa, chăm lo nhà cửa, suốt ngày chỉ có tranh công với việc đàn ông, quả thật không hay. Tri huyện chỉ cười nhạt cho qua, vốn tưởng chẳng để bụng mấy lời ấy. Thế mà đầu tháng vừa rồi, chẳng rõ thế nào, tri huyện lại hứa hôn con gái cho cậu ấm con nhà Hữu Đô Ngự Sử. Xét về vai vế, gia thế, cậu ấm chả kém cô Kim Hương là bao. Mà cậu nhà cũng nào phải hạng dựa hơi phụ ấm, chỉ biết nhong nhong chơi bời, trêu hoa ghẹo nguyệt? Cậu lớn nhà Hữu Đô Ngự Sử vốn được các học sĩ Quốc Tử Giám khen ngợi hết mực, mấy năm nay đều làm Trưởng tràng cả. Chỉ có điều không hiểu sao cứ thi cử lại dính phải tai vạ không đâu, lúc thì ốm này, ốm kia, lúc lại vì tang gia, không về không được. Đã mấy năm nay đến hội Hương là lại thấy cậu vác lều chõng trở lại dinh.
Nhân đầu năm, Hữu Đô Ngự Sử cho vời một thầy tử vi có tiếng về xem bát tự cho cậu. Thầy phán cậu nhà lá số thịnh mộc quá, lại thiếu kim, thầy xem sao chiếu mệnh cho cậu cũng thấy sao của cậu chỉ nằm ở đuôi con phụng, không đủ để phất lên được, mà nếu có thì không phải giai đoạn này. Chỉ có cách cưới với người có bát tự hợp mệnh, may ra vận cậu mới khấm khá lên được. Hữu Đô Ngự Sử nghe theo lời thầy, đi tìm khắp nơi người hợp mệnh cậu, thế nào mà lại được chỉ điểm con gái quan Tri huyện Quốc Oai, cũng chính là cô Kim Hương. Trai tài gái sắc nên duyên là chuyện vui, dân gian ai cũng tấm tắc khen đôi tiên đồng ngọc nữ. Quan Tri huyện không nỡ gả con gái, nhưng ngẫm đi ngẫm lại, cũng chẳng ai có gia thế, tính tình phù hợp với con gái ông hơn cậu ấm nhà Hữu đô Ngự Sử. Dù không chê, nhưng ông nghĩ phận con gái mình còn có thể gặp được người tốt hơn thế, nhưng thôi thì, gia thế Ngự Sử cũng đủ để Kim Hương sống sung sướng một đời. Chuyện hôn thú chẳng mấy mà xong. Tuy hai bên đằng trai, đằng gái chưa có gặp nhưng đã định ngày xong xuôi, cả kinh thành ai cũng đã sớm biết.
Thế mà chẳng hiểu cớ sự gì, cô Kim Hương lại trốn khỏi phủ. Từ chợ cóc đến đường lớn, người ta rủ rỉ tai nhau, cô Kim Hương học rộng biết nhiều thế mà lại bỏ cuộc hôn phối với con trai Ngự Sử. Có người ác miệng lại nói cô có bầu, hay có tư tình, lang chạ với ai, xấu hổ quá nên không dám lên kiệu gả sang nhà người.
Có mỗi con hầu biết, cô Kim Hương của nó vốn chẳng phải người như thế. Dù cô đúng có kết duyên định tình với anh thầy đồ cuối xóm. Nhưng kể cả thế, cô Kim Hương của nó vẫn đang tìm kiếm, hay “chờ đợi”, chờ đợi một thứ gì khỏa cho tấm lòng trống trải của cô. Một thứ gì mà cô Kim Hương đã nói “cô không có từ lúc sinh ra đời”.
Con hầu nhà ông Hồ dỏng tai lắng nghe hai người đàn bà bên cạnh thủ thỉ, trong ngực nó lúc này tim đã đánh như trống bỏi.
“Chết dở, chẳng phải mai đã làm lễ gả rồi thây.”
“Ừ đấy, ông Hồ giận lắm. Đi qua phủ là nghe tiếng rõ mồn một. Lần này mà bắt được cô Kim Hương thì…”
“Này, của cô hết hai đồng.”
Con hầu giật mình, hớt hải cầm lấy miếng thịt bọc trong mớ lá chuối, run rẩy rút từ trong ruột tượng gửi lại hai đồng cho bà chủ.
“Mà có làm sao mà mặt cô…” Bà chủ hàng thịt vừa liếc lại con dao vừa hỏi thăm đứa hầu trông tái mét như tàu lá chuối.
“Dạ… Cảm… cảm ơn… bác.”
Con hầu vội cúi mặt, loạng choạng bước thẳng về hướng ngược lại. Tiếng chợ phiên sáng ầm ĩ nhưng tai nó đã ù đi cả, chẳng giọt chữ nào đọc lại được trong đầu. Cô Kim Hương ơi là cô Kim Hương, cô hại con hầu của cô rồi!
Lúc đứa hầu về tới phủ quan ông thì ngấp nghé giờ Ngọ. Nó cố tình trốn lính canh đứng trước cổng dinh lớn mà vào từ cửa mé trái hậu viện. Ấy thế, vừa mới động cổng, bọn nô bộc trong nhà đã trực sẵn, vây tứ phía. Con hầu mếu máo bắt đầu ăn vạ, tay chân nhũn cả ra, phải để hai tên to con xách vai kéo đi. Chúng ném con hầu về phía sảnh chính trong nhà. Trước mặt là ông bà tri huyện ngồi trên bộ bàn ghế làm từ gỗ hương chạm trổ cầu kỳ.
“Nói! Cô mày đi đâu?” Tri huyện Hồ giận, mặt đỏ phừng phừng đập tay xuống mặt bàn.
“Bẩm ông… Bẩm ông… Ông tha cho con… Con không… Con không biết gì hết…”
“Mày có khai không? Bay đâu, đánh gãy chân nó cho tao.”
“Con lạy ông… Ông ơi!” Con hầu gào lên khi lũ nô bộc đã mang gậy gộc bước vào chính đường. “Ông ơi! Con cắn rơm cắn cỏ con lạy ông…” Nó bò trên mặt sàn bám lấy chân quan lớn.
“Mày không phải sợ sệt điều gì, cứ nói những gì mày biết, ông không có phạt mày.” Bà quan huyện ngồi cạnh, một tay lần tràng hạt, một tay miết nắp chén trà, giọng nói khẽ khàng nhỏ nhẹ khi có khi không.
“Dạ… Dạ… Con đội ơn ông… Con đội ơn bà… Cô… Cô… Cô bảo ra bến Bờ Chông.”
“Giỏi! Giỏi lắm! Nuôi ong tay áo! Lũ mèo mả gà đồng!” Tri huyện nghiến răng nghiến lợi hất chân đạp lên người con hầu. “Bay đâu, lôi con này ra phạt mười trượng, đuổi ra khỏi phủ. Một đám đem cô chúng mày về đây. Trước giờ Mùi không đem được cô về thì đừng đứa nào vác mặt về nhìn tao nữa.”
***
Cô Kim Hương đứng ở bến đò Bờ Chông đợi tình lang mãi tới gần chính Ngọ thế mà vẫn chẳng thấy bóng dáng mình kiếm đâu.
“Cô ơi, cô có đi không?” Bác lái đò sốt ruột, hỏi lại lần thứ tư. Suốt từ sáng tới giờ, nếu không phải thấy y phục của tiểu thư là loại hảo hạng, đắt tiền thì lão cũng không có ý đợi lâu đến vậy. “Đợi thế này thì nhỡ hết việc của lão…”
“Vâng, bác thông cảm, xin bác đợi tôi thêm một lát nữa.”
Đứng giữa bờ lau bên bến, vạt quây thường của cô Kim Hương lay lắt trong chiều gió thoảng. Lòng cô như lửa đốt, không rõ có chuyện gì mà giờ chàng vẫn chưa thấy đâu. Chả có nhẽ…
Cô Kim Hương trông ra mặt sông mênh mang lấp loáng bóng nắng giữa trưa, lại trông về phía thôn xóm làng mạc xa xa. Vẻ như người cô muốn đợi sẽ không đến nữa, cô Kim Hương thở khẽ một hơi, dợm bước lên thuyền thoi, khẽ bảo lão lái đò.
“Cô đi đâu nhỉ?”
Lúc này xa xa, loáng thoáng nghe tiếng chân chạy của toán người lẫn âm thanh gậy gộc. Chim chóc đậu bên một chạc cây đa đột nhiên nháo nhào bay tán loạn lên phía vùng trời Đông. Cô Kim Hương có dự cảm không lành, vội vã giục bác lái.
“Bác cho cháu về ngã ba Kinh Bắc. Bác làm ơn nhanh giúp cháu.”
Bác lái theo lời giục, nhanh nhẹn khỏa đôi mái chèo, rẽ nước tiến về phía sông lớn. Độ tới khi ra tới giữa sông, cách bờ mấy dặm, cô Kim Hương mới trông thấp thoáng bóng vài tên nô bộc nhà mình loay hoay đứng dàn ngang. May thật…
***
Cô Kim Hương nhà ông tri huyện Hồ, từ nhỏ đã được ca ngợi vừa có tài vừa có sắc. Tiểu thư khuê các bình thường thông thạo cầm kỳ thi họa đã đành, cô Kim Hương còn làu làu “Tứ tự kinh”, “Ngũ ngôn”, “Hiếu kinh”. Không ít lần cô Kim Hương cùng ông tri phủ luận đàm, ngâm thơ, bàn chuyện non nước với những bậc kỳ nhân mà chẳng yếu thế. Năm nay cô vừa tròn tuổi cập kê, đẹp người lại đẹp cả nết, trước nay chưa từng để quan lớn mất mặt lần nào.
Người đời vốn đàm tiếu phận nữ nhi như cô Kim Hương chẳng lo chuyện may vá, thêu thùa, chăm lo nhà cửa, suốt ngày chỉ có tranh công với việc đàn ông, quả thật không hay. Tri huyện chỉ cười nhạt cho qua, vốn tưởng chẳng để bụng mấy lời ấy. Thế mà đầu tháng vừa rồi, chẳng rõ thế nào, tri huyện lại hứa hôn con gái cho cậu ấm con nhà Hữu Đô Ngự Sử. Xét về vai vế, gia thế, cậu ấm chả kém cô Kim Hương là bao. Mà cậu nhà cũng nào phải hạng dựa hơi phụ ấm, chỉ biết nhong nhong chơi bời, trêu hoa ghẹo nguyệt? Cậu lớn nhà Hữu Đô Ngự Sử vốn được các học sĩ Quốc Tử Giám khen ngợi hết mực, mấy năm nay đều làm Trưởng tràng cả. Chỉ có điều không hiểu sao cứ thi cử lại dính phải tai vạ không đâu, lúc thì ốm này, ốm kia, lúc lại vì tang gia, không về không được. Đã mấy năm nay đến hội Hương là lại thấy cậu vác lều chõng trở lại dinh.
Nhân đầu năm, Hữu Đô Ngự Sử cho vời một thầy tử vi có tiếng về xem bát tự cho cậu. Thầy phán cậu nhà lá số thịnh mộc quá, lại thiếu kim, thầy xem sao chiếu mệnh cho cậu cũng thấy sao của cậu chỉ nằm ở đuôi con phụng, không đủ để phất lên được, mà nếu có thì không phải giai đoạn này. Chỉ có cách cưới với người có bát tự hợp mệnh, may ra vận cậu mới khấm khá lên được. Hữu Đô Ngự Sử nghe theo lời thầy, đi tìm khắp nơi người hợp mệnh cậu, thế nào mà lại được chỉ điểm con gái quan Tri huyện Quốc Oai, cũng chính là cô Kim Hương. Trai tài gái sắc nên duyên là chuyện vui, dân gian ai cũng tấm tắc khen đôi tiên đồng ngọc nữ. Quan Tri huyện không nỡ gả con gái, nhưng ngẫm đi ngẫm lại, cũng chẳng ai có gia thế, tính tình phù hợp với con gái ông hơn cậu ấm nhà Hữu đô Ngự Sử. Dù không chê, nhưng ông nghĩ phận con gái mình còn có thể gặp được người tốt hơn thế, nhưng thôi thì, gia thế Ngự Sử cũng đủ để Kim Hương sống sung sướng một đời. Chuyện hôn thú chẳng mấy mà xong. Tuy hai bên đằng trai, đằng gái chưa có gặp nhưng đã định ngày xong xuôi, cả kinh thành ai cũng đã sớm biết.
Thế mà chẳng hiểu cớ sự gì, cô Kim Hương lại trốn khỏi phủ. Từ chợ cóc đến đường lớn, người ta rủ rỉ tai nhau, cô Kim Hương học rộng biết nhiều thế mà lại bỏ cuộc hôn phối với con trai Ngự Sử. Có người ác miệng lại nói cô có bầu, hay có tư tình, lang chạ với ai, xấu hổ quá nên không dám lên kiệu gả sang nhà người.
Có mỗi con hầu biết, cô Kim Hương của nó vốn chẳng phải người như thế. Dù cô đúng có kết duyên định tình với anh thầy đồ cuối xóm. Nhưng kể cả thế, cô Kim Hương của nó vẫn đang tìm kiếm, hay “chờ đợi”, chờ đợi một thứ gì khỏa cho tấm lòng trống trải của cô. Một thứ gì mà cô Kim Hương đã nói “cô không có từ lúc sinh ra đời”.