Ấp tập viết

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Thứ Bảy gấp cuốn nhật ký đầu tiên của cậu lại dù hai đứa cùng đang đọc dở. Cậu bâng quơ nói khi quay ngược người về hướng mép giường phía còn lại.
“Buồn ngủ quá.”
Thứ Bảy ôm rịt cuốn sổ, nằm im trong cái nắng đầu hè đổ trùm lấy cậu.
Lúc ấy, đột nhiên tôi nghĩ rằng mình và Thứ Bảy sẽ không bao giờ trở lại như trước được nữa.
***
Tôi gọi cậu là Thứ Bảy vì hồi còn mập mờ, tôi với cậu hay hẹn gặp nhau vào cuối tuần. Thứ Bảy dong dỏng, dù không quá cao (nếu không muốn nói là thấp) nhưng tay chân trông mảnh khảnh nên tổng thể lại ưa nhìn. Khuôn ngực gầy gò, bù lại bờ vai dày, vuông vức khiến cậu có cảm giác vững chãi hơn là mong manh. Cảm giác về Thứ Bảy khiến tôi nghĩ tới mấy cậu học sinh thông minh nhưng lười biếng. Sự uể oải toát ra từ đuôi mắt dài, kéo trễ xuống, làn da trắng hơi xanh xao, môi khô và đầu tóc rối bù như vừa tỉnh ngủ. Mỗi khi nhớ về Thứ Bảy, bao giờ hiện ra trong đầu tôi cũng là hình ảnh cậu và chiếc giường dính chặt lấy nhau. Nhớ về sự thả lỏng, một bàn tay để lơi hay đôi chân gác lên thành ghế sofa lửng lơ trên mặt đất.
Thứ Bảy và tôi quen nhau ba tháng. Cậu có hứng thú với tôi trước, đưa ra đề nghị và cho tôi một tuần để suy nghĩ thêm. Tôi không chắc cậu ta thực sự thích tôi, kể cả cho tới bây giờ tôi cũng cho rằng như vậy. Chẳng hiểu lý do gì mà tôi đã chọn nhúng chân khô vào vũng nước. Chắc tôi cũng có hứng thú với cậu ta nhiều hơn tôi nghĩ, và thêm nữa, tôi tò mò, tò mò xem chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp. Rằng kiểu người của tôi và cậu ta nếu yêu đương sẽ ra cái dạng gì. Thành thật, Thứ Bảy không phải mẫu hình tượng người yêu tôi hướng tới, thêm nữa, tôi và Thứ Bảy không có nhiều tương tác với nhau trước đây. Chúng tôi đều là kiểu người mờ nhạt cô độc, kiểu người sẽ chọn dãy giữa hàng thứ tư khi đến lớp sớm, và thật tốt, nếu đó là một bàn đơn.
Nghĩ lại, tôi không biết phải gói gọn ba tháng đó trong từ ngữ nào. “Khác hoàn toàn trước kia” thì cũng không đúng, mà “y như trước” thì cũng không hẳn. Cả tôi và cậu đều là dạng kiệm lời và hiếm khi bày tỏ, gia đình cả hai cũng là gia đình bình thường làm ăn khá, ít có tổn thương hay vấn đề nào lớn mà không tự mình giải quyết được. Chúng tôi hẹn nhau, lúc thì ở quán nước, lúc thì ở nhà Thứ Bảy. Có khi tôi nấu, có khi cậu nấu, vừa ăn vừa kể vài chuyện trước kia, hay cuốn truyện cậu đang đọc, bộ phim tôi thích xem. Dù thế khi ngẫm lại, tôi nghĩ mình thích cảm giác ở bên cạnh Thứ Bảy. Một cảm giác yên tâm rằng “có một người đang ở đó”. Tôi không biết diễn tả trạng thái đó thế nào, nhưng việc ấy làm tôi cảm thấy an toàn. Điều duy nhất làm tôi lấn cấn chỉ là, khi ở bên cạnh Thứ Bảy, tôi luôn là một con-bé-ở-bên-cạnh-Thứ-Bảy. Thế không phải không tốt, tôi thích phiên bản ấy của mình. Nhưng nó không đủ, nó không đủ với tôi. Mà tôi không biết làm cách nào để có thể mở rộng cái khung đó ra. Khi đang loay hoay thì thời hạn ba tháng đã kết thúc. Tôi không nghĩ kéo dài thời gian thì con đường sẽ mở, vì vậy tôi bảo rằng tôi không muốn tiến thêm nữa. May mắn là Thứ Bảy cũng cảm thấy thế.
“Tốt quá.”
Đó cũng là tin nhắn cuối cùng trước khi chúng tôi không còn kết nối nào. Thứ Bảy dường như bốc hơi khỏi thế giới của tôi, cho tới dạo gần đây, cậu mới quay trở lại.
***
Thứ Bảy ngủ thật, trong khi vẫn ôm chặt cuốn sổ.
Tôi nghe tiếng ngáy nhè nhẹ của cậu.
Vẫn như ngày xưa, hồi chúng tôi mới quen nhau, tôi trông thấy ngực cậu phập phồng, tiếng thở đều đặn trong khi môi mở mấp máy. Tưởng như thời gian ba tháng ấy quay ngược trở về. Thứ Bảy vẫn là Thứ Bảy và tôi vẫn là tôi của ngày đó, chẳng có gì thay đổi, kể cả mối quan hệ đang-tìm-hiểu này.
Tôi vươn tay sờ lên mái tóc bông xù của Thứ Bảy. Cảm giác trên tay rất chân thật, còn cảm giác “luôn có một người ở đó” mơ hồ đã nhạt bớt.
Thực tế khi Thứ Bảy rời đi, không có sự đảo lộn nào trong thế giới của tôi. Tôi vẫn hàng ngày làm những việc như trước kia, sống cuộc đời như trước kia. Chân nhúng vào vũng nước rồi cũng sẽ khô. Vẫn có lúc tôi quên mất mình đã thôi nói chuyện với Thứ Bảy, hơn một lần tôi suýt gửi cậu bộ phim có vẻ hợp gu cậu. Tôi không biết vì sao mình lại lần lữa. Chẳng phải chúng tôi vẫn là bạn sao? Nhưng chưa bao giờ tôi gửi gì cho cậu sau ngày đó.
Và Thứ Bảy nhắn tin vào sáng nay.
“Mày tới gặp tao được không?”
Tôi vẫn còn đang hơi mơ màng. Dấu ba chấm lơ lửng trong hộp thoại rồi biến mất, rồi lại xuất hiện.
“Nhà tao.”
“Hai giờ chiều?”
Trong khi tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì điện thoại đổ chuông lần nữa. Là cậu.
Tôi bắt máy.
Đầu dây bên kia là giọng quen thuộc. Qua điện thoại có vẻ âm thanh có chút rè hơn. Tôi không biết điều gì khiến cậu vội vàng tới thế.
“Alo?”
“Alo.”
Khoảng ngượng ngập dò xét. Tôi nghe tiếng thở khe khẽ.
“Mày gọi gì?” Tôi thở dài, lên tiếng trước.
“Ừm… Tao nhắn tin cho mày rồi đấy.” Thứ Bảy ngập ngừng.
“Tao thấy rồi.”
Tôi không nghe thấy âm thanh trả lời, chỉ là không hiểu sao cảm giác như thể trái tim mình đang treo lơ lửng trên không. Chính tôi cũng đang chờ đợi quyết định của mình. Nhỉ?
“Sao mày…?”
“Mày sang nhé?”
Chúng tôi nói cùng một lúc. Âm thanh của Thứ Bảy vang vọng trong đầu tôi, lặp đi lặp lại.
“Tao mới mổ mắt, đột nhiên nghĩ tới mày. Mai là mắt tao bình thường.”
“Ồ…”
“Tự dưng tao muốn cho mày biết.”
Tôi không nói gì nữa, vừa cảm giác thở phào nhẹ nhõm, vừa băn khoăn. Dù sao thì tôi cũng đang ở đây, nhà của Thứ Bảy, không có người lớn nào: Tôi đã đồng ý.
Thật lòng tôi không muốn tôi trở lại cái khung cũ, trở thành con-bé-ở-bên-cạnh-Thứ-Bảy, điều mà tôi nghĩ cậu vẫn đang trông đợi ở tôi.
“Mày không cần phải nghĩ mình sẽ cố trở lại như trước.” Cậu vừa gặm miếng đùi gà sốt mật vừa bảo tôi. “Tao chỉ nghĩ là nếu mà không làm bạn với mày thì phí.”
Tôi không tin lời Thứ Bảy. Tôi biết Thứ Bảy cần gì đó ở tôi, và vì thế Thứ Bảy mới sốt sắng tới thế. Tuy nhiên, trong tôi vẫn còn một suy nghĩ khác, tôi tin rằng mình sẽ không bị lừa, và Thứ Bảy sẽ không hại tôi, dù thế nào đi chăng nữa, cậu ấy sẽ không hại tôi. Bằng cách nào đó thì việc cứ để kệ đến đâu thì đến đã khiến tôi phần nào bớt áp lực về cái khung cũ.
Cuốn nhật ký của Thứ Bảy là cậu ta mang ra sau khi ăn xong. Nó được viết vào lúc cậu bắt đầu đi mổ mắt. Và giờ thì Thứ Bảy đã ngủ, ngủ thật. Hoàn toàn thả lỏng, tôi đẩy nhẹ bàn tay rơi bên ngoài giường ngủ của cậu.
Thật kỳ lạ. Tôi bật cười về cả cậu và chính mình. Về cách cả bàn chân của mình đã nhúng hẳn vào vũng nước.
“Mày thì quan trọng với tao, nhưng tao cũng muốn tao quan trọng với mày.”
Đó là lời khi nãy Thứ Bảy nói lúc cậu để miếng xương gà gặm xong vào bát.
“Đồ điên.” Tôi thầm mắng Thứ Bảy mặc kệ cậu ta đã ngủ say, chẳng biết trời trăng gì. “Ôi, mình cũng điên rồi.”
Tôi lắc lắc đầu mỉm cười.
Đột nhiên tôi ngờ ngợ về một thứ gì đó. Một thứ gì đó mà tôi không biết, nhưng đã sẵn sàng để bắt đầu thử.

***
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Em bé gác đầu bên vai mẹ. Không ai biết em bé nghĩ gì. Xe đi hơi rung, đầu em bé lắc lắc theo. Mẹ vỗ lưng em bé đều đều, lâu lâu mẹ lại ngửa em bé ra một chốc. Mẹ cũng không rõ em bé đang nghĩ gì. Má em bé bầu bầu, hơi ửng đỏ. Mẹ đã quấn kỹ cho em một chiếc áo bông và một chiếc khăn ấm. Em bé hơi ngơ ngác, nhưng nhìn em bé không thấy sự hoảng hốt. Em gác đầu bên vai mẹ. Mẹ vỗ lưng cho em bé đều đều. Trời hơi trở lạnh, mưa phùn li ti. Trong tay mẹ, em bé đã bắt đầu khép mắt buồn ngủ. Trong tay mẹ thì trời không có gió.

Mẹ ôm em bé. Một tay mẹ đỡ đầu em, một tay mẹ đỡ dưới hông. Em bé người ấm hơn mẹ, lại thơm mùi phấn rôm mẹ bôi cho em. Em bé chỉ lớn hơn con mèo. Chân mềm, tay mềm. Hôm nay em chơi nhiều, nên giờ đã mệt. Mẹ mỉm cười nhìn em. Rồi mẹ đánh yêu cái chân em. Sao mà mẹ ghét cái tay cái chân, cái tay nghịch ngợm bẩn bụi của em thế không biết. Mẹ ghét em hư không nghe lời mẹ. Rồi mai, em nói sõi, có khi cái miệng của em bé sẽ làm mẹ buồn. Thế mà giờ thì mẹ chẳng nghĩ được điều ấy. Em bé của mẹ đang ngủ ngoan thật ngoan. Em bé ôm lấy mẹ.

Mẹ chỉ mong mình có thể khiến em bé sẽ sống hạnh phúc. Mà em bé lớn lên hẳn cũng chỉ muốn mẹ sẽ tự hào vì em bé mà thôi.
 

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
“Này này, cô Kim Hương nhà ông Tri huyện Hồ mất tích rồi đấy. Cả sáng thấy lính bên phủ cứ nháo nhào loạn cả lên.”

Con hầu nhà ông Hồ dỏng tai lắng nghe hai người đàn bà bên cạnh thủ thỉ, trong ngực nó lúc này tim đã đánh như trống bỏi.

“Chết dở, chẳng phải mai đã làm lễ gả rồi thây.”

“Ừ đấy, ông Hồ giận lắm. Đi qua phủ là nghe tiếng rõ mồn một. Lần này mà bắt được cô Kim Hương thì…”

“Này, của cô hết hai đồng.”

Con hầu giật mình, hớt hải cầm lấy miếng thịt bọc trong mớ lá chuối, run rẩy rút từ trong ruột tượng gửi lại hai đồng cho bà chủ.

“Mà có làm sao mà mặt cô…” Bà chủ hàng thịt vừa liếc lại con dao vừa hỏi thăm đứa hầu trông tái mét như tàu lá chuối.

“Dạ… Cảm… cảm ơn… bác.”

Con hầu vội cúi mặt, loạng choạng bước thẳng về hướng ngược lại. Tiếng chợ phiên sáng ầm ĩ nhưng tai nó đã ù đi cả, chẳng giọt chữ nào đọc lại được trong đầu. Cô Kim Hương ơi là cô Kim Hương, cô hại con hầu của cô rồi!

Lúc đứa hầu về tới phủ quan ông thì ngấp nghé giờ Ngọ. Nó cố tình trốn lính canh đứng trước cổng dinh lớn mà vào từ cửa mé trái hậu viện. Ấy thế, vừa mới động cổng, bọn nô bộc trong nhà đã trực sẵn, vây tứ phía. Con hầu mếu máo bắt đầu ăn vạ, tay chân nhũn cả ra, phải để hai tên to con xách vai kéo đi. Chúng ném con hầu về phía sảnh chính trong nhà. Trước mặt là ông bà tri huyện ngồi trên bộ bàn ghế làm từ gỗ hương chạm trổ cầu kỳ.

“Nói! Cô mày đi đâu?” Tri huyện Hồ giận, mặt đỏ phừng phừng đập tay xuống mặt bàn.

“Bẩm ông… Bẩm ông… Ông tha cho con… Con không… Con không biết gì hết…”

“Mày có khai không? Bay đâu, đánh gãy chân nó cho tao.”

“Con lạy ông… Ông ơi!” Con hầu gào lên khi lũ nô bộc đã mang gậy gộc bước vào chính đường. “Ông ơi! Con cắn rơm cắn cỏ con lạy ông…” Nó bò trên mặt sàn bám lấy chân quan lớn.

“Mày không phải sợ sệt điều gì, cứ nói những gì mày biết, ông không có phạt mày.” Bà quan huyện ngồi cạnh, một tay lần tràng hạt, một tay miết nắp chén trà, giọng nói khẽ khàng nhỏ nhẹ khi có khi không.

“Dạ… Dạ… Con đội ơn ông… Con đội ơn bà… Cô… Cô… Cô bảo ra bến Bờ Chông.”

“Giỏi! Giỏi lắm! Nuôi ong tay áo! Lũ mèo mả gà đồng!” Tri huyện nghiến răng nghiến lợi hất chân đạp lên người con hầu. “Bay đâu, lôi con này ra phạt mười trượng, đuổi ra khỏi phủ. Một đám đem cô chúng mày về đây. Trước giờ Mùi không đem được cô về thì đừng đứa nào vác mặt về nhìn tao nữa.”

***

Cô Kim Hương đứng ở bến đò Bờ Chông đợi tình lang mãi tới gần chính Ngọ thế mà vẫn chẳng thấy bóng dáng mình kiếm đâu.

“Cô ơi, cô có đi không?” Bác lái đò sốt ruột, hỏi lại lần thứ tư. Suốt từ sáng tới giờ, nếu không phải thấy y phục của tiểu thư là loại hảo hạng, đắt tiền thì lão cũng không có ý đợi lâu đến vậy. “Đợi thế này thì nhỡ hết việc của lão…”

“Vâng, bác thông cảm, xin bác đợi tôi thêm một lát nữa.”

Đứng giữa bờ lau bên bến, vạt quây thường của cô Kim Hương lay lắt trong chiều gió thoảng. Lòng cô như lửa đốt, không rõ có chuyện gì mà giờ chàng vẫn chưa thấy đâu. Chả có nhẽ…

Cô Kim Hương trông ra mặt sông mênh mang lấp loáng bóng nắng giữa trưa, lại trông về phía thôn xóm làng mạc xa xa. Vẻ như người cô muốn đợi sẽ không đến nữa, cô Kim Hương thở khẽ một hơi, dợm bước lên thuyền thoi, khẽ bảo lão lái đò.

“Cô đi đâu nhỉ?”

Lúc này xa xa, loáng thoáng nghe tiếng chân chạy của toán người lẫn âm thanh gậy gộc. Chim chóc đậu bên một chạc cây đa đột nhiên nháo nhào bay tán loạn lên phía vùng trời Đông. Cô Kim Hương có dự cảm không lành, vội vã giục bác lái.
“Bác cho cháu về ngã ba Kinh Bắc. Bác làm ơn nhanh giúp cháu.”

Bác lái theo lời giục, nhanh nhẹn khỏa đôi mái chèo, rẽ nước tiến về phía sông lớn. Độ tới khi ra tới giữa sông, cách bờ mấy dặm, cô Kim Hương mới trông thấp thoáng bóng vài tên nô bộc nhà mình loay hoay đứng dàn ngang. May thật…

***

Cô Kim Hương nhà ông tri huyện Hồ, từ nhỏ đã được ca ngợi vừa có tài vừa có sắc. Tiểu thư khuê các bình thường thông thạo cầm kỳ thi họa đã đành, cô Kim Hương còn làu làu “Tứ tự kinh”, “Ngũ ngôn”, “Hiếu kinh”. Không ít lần cô Kim Hương cùng ông tri phủ luận đàm, ngâm thơ, bàn chuyện non nước với những bậc kỳ nhân mà chẳng yếu thế. Năm nay cô vừa tròn tuổi cập kê, đẹp người lại đẹp cả nết, trước nay chưa từng để quan lớn mất mặt lần nào.

Người đời vốn đàm tiếu phận nữ nhi như cô Kim Hương chẳng lo chuyện may vá, thêu thùa, chăm lo nhà cửa, suốt ngày chỉ có tranh công với việc đàn ông, quả thật không hay. Tri huyện chỉ cười nhạt cho qua, vốn tưởng chẳng để bụng mấy lời ấy. Thế mà đầu tháng vừa rồi, chẳng rõ thế nào, tri huyện lại hứa hôn con gái cho cậu ấm con nhà Hữu Đô Ngự Sử. Xét về vai vế, gia thế, cậu ấm chả kém cô Kim Hương là bao. Mà cậu nhà cũng nào phải hạng dựa hơi phụ ấm, chỉ biết nhong nhong chơi bời, trêu hoa ghẹo nguyệt? Cậu lớn nhà Hữu Đô Ngự Sử vốn được các học sĩ Quốc Tử Giám khen ngợi hết mực, mấy năm nay đều làm Trưởng tràng cả. Chỉ có điều không hiểu sao cứ thi cử lại dính phải tai vạ không đâu, lúc thì ốm này, ốm kia, lúc lại vì tang gia, không về không được. Đã mấy năm nay đến hội Hương là lại thấy cậu vác lều chõng trở lại dinh.

Nhân đầu năm, Hữu Đô Ngự Sử cho vời một thầy tử vi có tiếng về xem bát tự cho cậu. Thầy phán cậu nhà lá số thịnh mộc quá, lại thiếu kim, thầy xem sao chiếu mệnh cho cậu cũng thấy sao của cậu chỉ nằm ở đuôi con phụng, không đủ để phất lên được, mà nếu có thì không phải giai đoạn này. Chỉ có cách cưới với người có bát tự hợp mệnh, may ra vận cậu mới khấm khá lên được. Hữu Đô Ngự Sử nghe theo lời thầy, đi tìm khắp nơi người hợp mệnh cậu, thế nào mà lại được chỉ điểm con gái quan Tri huyện Quốc Oai, cũng chính là cô Kim Hương. Trai tài gái sắc nên duyên là chuyện vui, dân gian ai cũng tấm tắc khen đôi tiên đồng ngọc nữ. Quan Tri huyện không nỡ gả con gái, nhưng ngẫm đi ngẫm lại, cũng chẳng ai có gia thế, tính tình phù hợp với con gái ông hơn cậu ấm nhà Hữu đô Ngự Sử. Dù không chê, nhưng ông nghĩ phận con gái mình còn có thể gặp được người tốt hơn thế, nhưng thôi thì, gia thế Ngự Sử cũng đủ để Kim Hương sống sung sướng một đời. Chuyện hôn thú chẳng mấy mà xong. Tuy hai bên đằng trai, đằng gái chưa có gặp nhưng đã định ngày xong xuôi, cả kinh thành ai cũng đã sớm biết.

Thế mà chẳng hiểu cớ sự gì, cô Kim Hương lại trốn khỏi phủ. Từ chợ cóc đến đường lớn, người ta rủ rỉ tai nhau, cô Kim Hương học rộng biết nhiều thế mà lại bỏ cuộc hôn phối với con trai Ngự Sử. Có người ác miệng lại nói cô có bầu, hay có tư tình, lang chạ với ai, xấu hổ quá nên không dám lên kiệu gả sang nhà người.

Có mỗi con hầu biết, cô Kim Hương của nó vốn chẳng phải người như thế. Dù cô đúng có kết duyên định tình với anh thầy đồ cuối xóm. Nhưng kể cả thế, cô Kim Hương của nó vẫn đang tìm kiếm, hay “chờ đợi”, chờ đợi một thứ gì khỏa cho tấm lòng trống trải của cô. Một thứ gì mà cô Kim Hương đã nói “cô không có từ lúc sinh ra đời”.
 

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Hứa hẹn viết tiên hiệp vì kết phim HE. Xong lại lòi ra em này :)))))
Nhưng mà muốn viết về hệ thống tiên của bên mình, thì lại thấy khá là gần con người, toàn là người hóa thánh, các thần thì chủ yếu thần thiên nhiên.
Có lẽ đây sẽ là bài cuối của cái hố mình đào. Đi đào hố một thời gian và quay lại dị.

Ây dà, chúc e C khi quay lại thì đã có một rổ thứ tâm đắc để viết nhe ~

“Này này, cô Kim Hương nhà ông Tri huyện Hồ mất tích rồi đấy. Cả sáng thấy lính bên phủ Lễ cứ nhốn nháo tìm loạn cả lên.”

Con hầu nhà ông quan lớn trong lời bàn tán kia giật mình dỏng tai lắng nghe. Lúc này trong ngực, tim nó đã đập thình thịch như đánh trống bỏi.

“Chết dở, chẳng phải mai đã làm lễ gả rồi thây.”

“Ừ đấy, ông Hồ giận lắm. Đi qua phủ là nghe tiếng rõ mồn một. Lần này mà bắt được cô Kim Hương thì…”

“Này, của cô hết hai đồng.”

Con hầu giật mình, hớt hải cầm lấy miếng thịt bọc trong mớ lá chuối, run rẩy rút từ trong ruột tượng dắt bên hông gửi lại hai đồng cho bà chủ.

“Mà cô có bị làm sao…” Bà chủ hàng thịt vừa liếc lại con dao vừa tốt bụng hỏi thăm.

“Dạ… Cảm… cảm ơn… bác.”

Con hầu vội cúi mặt, loạng choạng quay lưng bước về hướng ngược lại. Tiếng chợ phiên đầu ngày ầm ĩ nhưng tai nó đã ù cả đi, chẳng giọt chữ nào đọng lại ngoài lời rêu rao về phủ Lễ của quan tri huyện Hồ ban nãy.

Cô Kim Hương ơi là cô Kim Hương, cô hại chết con hầu của cô rồi!

Lúc đứa hầu về tới phủ quan ông thì ngấp nghé giờ Ngọ. Nó cố tình trốn lính canh trước cổng dinh lớn mà lủi từ cửa con mé trái hậu viện, hòng giấu ít của nả rồi chuồn luôn. Ấy thế, mới động khóa cổng, bọn nô bộc trong nhà đã trực sẵn, vây xung quanh nó tứ phía. Con hầu mếu máo bắt đầu ăn vạ, tay chân nhũn cả ra, phải để hai tên to con xách vai kéo đi. Chúng lôi con hầu tới sảnh chính trong nhà, mạnh tay hẩy người nó quỳ xuống đất, đối mặt với hai ông bà tri huyện đang ngồi sừng sững trên chiếc ghế bành làm từ gỗ đàn hương.

“Nói! Cô mày lang chạ với ai?” Tri huyện Hồ giận, mặt đỏ phừng phừng đập tay xuống mặt bàn.

“Bẩm ông… Bẩm ông… Ông tha cho con… Con không… Con không biết gì hết…”

“ Vẫn còn cứng họng à? Bay đâu, đánh gãy chân nó cho tao.”

“Con lạy ông… Ông ơi!” Con hầu gào lên khi lũ nô bộc đã mang gậy gộc bước vào chính đường. “Ông ơi! Con cắn rơm cắn cỏ con lạy ông…” Nó bò trên mặt sàn bám chặt lấy chân quan lớn như người chết đuối vớ được cái cọc.

“Mày không phải sợ sệt điều gì, cứ nói những gì mày biết, ông không có phạt mày.” Bà quan huyện ngồi cạnh, một tay lần tràng hạt, một tay miết nắp chén trà, giọng nói khẽ khàng nhỏ nhẹ khi có khi không.

“Dạ… Dạ… Con đội ơn ông… Con đội ơn bà… Cô… Cô… Cô bảo ra bến Bờ Chông.”

“Giỏi! Giỏi lắm! Nuôi ong tay áo! Lũ mèo mả gà đồng!” Tri huyện nghiến răng nghiến lợi hất chân đạp lên người con hầu. “Bay đâu, lôi con này ra phạt mười trượng, đuổi ra khỏi phủ. Một đám đem cô chúng mày về đây. Trước giờ Mùi không làm xong chuyện thì đừng đứa nào vác mặt tới nhìn tao.”

***

Cô Kim Hương đứng ở bến đò Bờ Chông ngóng tri âm tới gần chính Ngọ mà mãi chẳng thấy bóng dáng người mình chờ đợi đâu.

“Cô ơi, cô có đi không?” Lão lái đò sốt ruột, hỏi lại lần thứ tư. Suốt từ sáng tới giờ, nếu không phải thấy y phục của tiểu thư là hạng đắt tiền thì lão cũng không có ý đợi lâu đến vậy. “Thế này thì nhỡ hết việc của lão…”

“Vâng, bác thông cảm, xin bác đợi thêm một lát nữa.”

Đứng giữa bờ lau bên bến, vạt quây thường của cô Kim Hương lay lắt trong chiều gió thoảng. Lòng cô như lửa đốt, không rõ có chuyện gì mà giờ người vẫn chưa thấy đâu. Chả có nhẽ…

Cô Kim Hương trông ra mặt sông mênh mang lấp loáng bóng nắng giữa trưa, lại ngoái nhìn thôn xóm làng mạc thân thuộc phía xa. Vẻ như người cô muốn đợi sẽ không đến nữa, cô Kim Hương thở khẽ một hơi, dợm bước lên thuyền thoi, bảo với lão lái đò.

“Bác cho cháu…”

Lúc này loáng thoáng nghe tiếng chân chạy của toán người lẫn âm thanh gậy gộc vọng lại xao động mặt sông. Chim chóc đậu bên một chạc cây đa cũng đột nhiên nháo nhào bay tán loạn lên phía vùng trời tây. Cô Kim Hương có dự cảm không lành, vội vã giục bác lái.

“Bác cho cháu về ngã ba Kinh Bắc. Bác làm ơn nhanh giúp cháu.”

Lão lái vội vàng khỏa đôi mái chèo, rẽ nước tiến về phía sông lớn. Độ tới khi ra tới giữa sông, cô Kim Hương mới trông thấy bóng vài tên nô bộc nhà mình loay hoay đứng dàn hàng bên bờ, cách thuyền cô đã xa tới mấy dặm.

***

Cô Kim Hương nhà ông tri huyện Hồ, từ nhỏ đã được ca ngợi có tư chất hơn người. Tiểu thư khuê các thông thạo cầm kỳ thi họa đã đành, cô Kim Hương còn làu làu “Tứ tự kinh”, “Ngũ ngôn”, “Hiếu kinh”, học một biết mười. Không ít lần cô Kim Hương cùng ông tri phủ ngâm thơ, luận đàm, bàn chuyện non nước, nhân sinh với những bậc kỳ nhân mà chẳng khi nào yếu thế. Hiểu biết rộng lại thêm tấm lòng nhân ái chẳng kể đâu cho hết, rằm tháng nào cũng thấy cô lên chùa, cùng các sư tăng phát thiện cho dân nghèo. Năm nay cô vừa tròn tuổi cập kê, dẫu nhan sắc chẳng phải dạng hoa khôi bậc nhất kinh thành, nhưng khí chất điềm đạm thanh tao kia lại chẳng ai sánh bằng. Người đời chín người mười ý, kẻ tung hô thì cũng lắm kẻ đàm tiếu, kêu rằng phận nữ nhi như cô Kim Hương chẳng lo chuyện may vá, thêu thùa, suốt ngày chỉ có chăm chăm vào việc thiên hạ, quả thật không hay. Tri huyện chỉ cười nhạt cho qua, nhiều khi còn lên tiếng dạy bảo những kẻ đố kỵ. Ông cũng kiêu kỳ lắm, bao giờ cũng bóng gió rằng chẳng phải kẻ tài hoa hợp ý cô Kim Hương thì kể cả vua chúa ông cũng nhất mực không coi là con rể. Thế mà đầu tháng vừa rồi, tri huyện lại hứa hôn con gái cho cậu ấm nhà Hữu Đô Ngự Sử.

Xét về vai vế, gia thế, thực lòng quý tử Hữu Đô Ngự Sử chả kém cô Kim Hương là bao. Mà cậu nhà cũng nào phải hạng dựa hơi phụ ấm, chỉ biết nhong nhong chơi bời, trêu hoa ghẹo nguyệt? Cậu lớn vốn được các học sĩ trong Quốc Tử Giám khen ngợi hết mực, mấy năm nay đều làm trưởng tràng cả. Chỉ có điều không hiểu sao cứ thi cử lại dính phải tai vạ không đâu, lúc thì ốm này, ốm kia, lúc lại vì tang gia. Đã mấy năm nay đến hội Hương là lại thấy cậu vác lều chõng thất thểu trở lại dinh nhà.

Nhân đầu năm, Hữu Đô Ngự Sử cho vời một thầy tử vi có tiếng về xem bát tự cho cậu. Thầy phán cậu nhà lá số thịnh mộc quá, lại thiếu kim, thầy xem sao chiếu mệnh cho cậu cũng thấy sao của cậu chỉ nằm ở đuôi con phụng, không đủ để phất lên được. Muốn hóa giải chỉ có cách cưới người có bát tự hợp mệnh, số vượng phu ích tử thì may ra vận cậu mới khá lên được. Hữu Đô Ngự Sử nghe theo lời thầy, đi tìm khắp nơi, từ nam chí bắc mới phong thanh bắt được con gái quan Tri huyện Quốc Oai có lá số hợp mệnh, cũng chính là cô Kim Hương đây. Trai tài gái sắc nên duyên là chuyện vui, dân gian ai cũng tấm tắc khen đôi tiên đồng ngọc nữ. Quan Tri huyện không nỡ gả con gái, nhưng ngẫm đi ngẫm lại, cũng chẳng ai có gia thế, lại đứng đắn phù hợp với con gái ông hơn cậu ấm nhà Hữu đô Ngự Sử. Dù không chê, nhưng ông nghĩ phận con gái mình còn có thể gặp được mối tốt hơn thế, thôi thì đành, gia thế Ngự Sử cũng đủ để Kim Hương sống sung sướng một đời. Chuyện hôn thú chẳng mấy mà xong. Tuy hai bên đàng trai, đàng gái chưa có dịp gặp gỡ nhưng đã định ngày xong xuôi, kinh thành ai ai cũng sớm biết cả.

Thế mà chẳng hiểu cớ sự gì, cô Kim Hương lại trốn khỏi phủ. Từ ngõ hẻm đến đường lớn, người ta rủ rỉ tai nhau, cô Kim Hương học rộng biết nhiều thế mà lại bỏ cuộc hôn phối với con trai Ngự Sử, đúng là ngây dại. Có người ác miệng lại nói cô có bầu, hay đã tư tình, lang chạ với ai, xấu hổ quá nên không dám lên kiệu gả sang nhà người.

Có mỗi con hầu tin tưởng cô Kim Hương của nó vốn chẳng phải hạng như thế. Dù đúng cô Kim Hương có thịnh tình đặc biệt với anh thầy đồ nghèo cuối xóm, thường năng ghé chuyện trò, nhưng chẳng phải chuyện ong bướm hay nam nữ gì cho cam. Theo hầu cô lâu nay, con hầu biết cô Kim Hương của nó luôn đau đáu một thứ, mà hẳn thứ đó đã kéo cô bỏ trốn khỏi mối lương duyên được sắp đặt từ trước. Một thứ gì đó có thể khỏa lấp tấm lòng trống trải của cô. Một thứ mà cô Kim Hương đã nói với nó “cô không có từ lúc chào đời”.

***

Gần tới bến tiếp theo thì thuyền thoi của bác lái lại phải đổi chiều lần nữa. Thoát được bọn lính canh của cha cô, cô Kim Hương cũng chẳng rõ thế có thật là may mắn. Giờ đổi lộ trình thì cô cũng không biết phải đi đâu về đâu, có khi người nhà Ngự Sử cũng đã canh sẵn ở những bến đò lân cận cũng nên.

“Bác có biết chỗ nào neo thuyền an toàn nào mà không phải bến lớn không ạ?”

“Chỉ có cách dạt tạm vào gần bìa rừng, rồi cô theo lối đường mòn, băng qua con đồi rồi vào tới thôn xóm thôi cô ạ. Nhưng tôi nói thật, chẳng mấy ai qua rừng mà lành lặn, lại còn là thân con gái như cô. Nơi u linh, không ít chuyện người ta đồn thổi mãi…”

“Bác cứ đậu thuyền ở đó giúp cháu.”

Mặt trời ngả bóng trên đầu ngọn tre. Tiếng con sáo văng vẳng bên vòm đồi xanh ngát, loang xa về phía chiếc thuyền thoi cập bến. Cô Kim Hương lên bờ, đây chỉ là một bãi đất bằng phẳng, ít đá sỏi và không có cỏ dại mọc vươn thành đồng nội. Cũng không rõ vì sao phần mô đất này lại không thấy bùn lầy như đường mòn nối tiếp. Dầu cố nhìn xuyên qua những rặng đại thụ già nua, nhưng cô Kim Hương cũng chẳng sao trông rõ con đường rẽ cánh rừng thành hai nửa kia sẽ dẫn tới đâu.

Cô Kim Hương gửi lại phần tiền hậu hĩnh cho bác lái đò rồi giữ chặt tay nải, bái biệt bác quay người đi thẳng.

Mùi của cánh rừng đại ngàn dẫn lối cho cô, cái rét lành lạnh khiến cô Kim Hương xoa xoa hai bên vai áo đối khâm khoác ngoài. Đây cũng coi như là lần đầu tiên cô một mình đi ra khỏi lầu son gác tía phủ quan tri huyện của cha mình. Cùng trời cuối đất, cô Kim Hương vừa thấy sợ sệt bởi những rủi ro và nguy hiểm cô không lường trước được, vừa thấy hân hoan và hào hứng quá đỗi. Mấy lần kiệu ngựa, xe thồ của dân buôn hay gia đình khá giả nào đi xuyên qua rừng, cô Kim Hương đều lẻn trốn vào bụi rậm. Nhất định không thể bị bắt về.

Cô Kim Hương vốn đã có ý du ngoạn giang hồ từ lâu. Từ trước tới nay, cô vẫn luôn thấy đời mình là phù du, chẳng có ràng buộc nào giữa mình và nhân thế đủ lâu dài trọn vẹn. Nào ái tình, nào danh vị, nào tiền tài, quyền lực, hình như đều là gió thoảng mây bay. Người người đều ngưỡng mộ cái thân phận con gái tri huyện đại nhân, ngưỡng mộ trí tuệ, nhân phẩm của cô. Mấy ai biết, cô Kim Hương lại chỉ mong mình cũng khát cầu những thứ tiền tài, danh vị như người đời.

Cứ nghĩ nhàn cư vi bất thiện, rảnh rỗi sinh ra nghĩ quẩn, nhưng càng lớn, dù cho ép mình vào đủ thứ sách, đủ ngón nghề, dù mọi thứ cô làm đều chỉnh tề nhất mực, thì cô Kim Hương vẫn không thấy gợn lên trong mình điều gì mà mình thật lòng khao khát, tới mức có thể sống chết theo đuổi. Mà hình như, do chẳng chịu học thật sâu, thật kỹ, mọi thứ cô đọc khiến cô càng chẳng rõ thế nào là tốt, thế nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là trái. Nếu như phận nữ nhi tam tòng tứ đức là phải, thế sao tăng ni lại ở vậy, mà nếu tăng ni ở vậy, làm theo Phật Pháp, giải nghiệp cha mẹ đời sau, thì khổ đau đời này mẹ cha gánh, phải tính làm sao? Ơn giáo dưỡng, đạo hiếu đặt đi đâu? Cô Kim Hương không tìm thấy câu trả lời của mình, lắm lúc cô tự ví mình như hòn đá, mặc ai để đâu thì lặng yên ở đó, cứ chấp thuận mọi sự như nó vốn thế. Vậy là đủ.

Cho tới khi cha cô nói về cuộc hôn thú, thì dường như một thứ gì mới trỗi lên trong lòng cô. Chưa một lần nào cô dám trái lời cha mẹ, nhưng riêng lần này, không hiểu cớ sự gì, cô chẳng thế nào để mình nhốt trong lồng son thêm được nữa. Dù tương lai mờ mịt, nhưng trong lời những bậc anh tài thường ghé tới phủ, thì chẳng đâu lại không có chỗ cho cô dung thân, cô cứ đi đã, trước mắt, chỉ cần không mãi ở chốn cũ là được. Vốn định ước với anh thầy đồ cùng ngang dọc giang hồ một phen, ấy thế, sự không đành, thôi thì cô Kim Hương đành một mình rẽ lối.

Bóng hoàng hôn chập choạng tới sớm hơn nơi rừng thiêng âm u. Thoáng thấy những cánh chim chiều, tiếng dơi, tiếng cú lợn kêu vọng ngang. Bác lái có bảo cô nếu bộ hành nhanh cũng phải ba, bốn ngày mới qua được rừng, tối trời nên đốt lửa, được nữa thì leo lên cây để tránh thú hoang. Nhân trời hãy còn chút sáng, cô Kim Hương mở tay nải, kiểm tra lương thực, nước uống. Cô chia đồ ăn thành các phần nhỏ, tính ra mỗi lần chỉ ăn một nhúm xôi đậu xanh vừa bằng bàn tay. Đi đường xa lại không hay vận động, thân gái liễu yếu đào tơ, cô Kim Hương đã đau nhức hết mình mẩy. Cô vừa cố nuốt miếng xôi khô khốc xuống họng, nhấm nháp tí nước, vừa đấm bóp khắp người. Nhớ lại những gì từng đọc, cô đánh lửa từ mấy hòn đá, rồi lại thử cọ hai cành cây vót nhọn, mãi tới khi trăng lên cao đến đỉnh đầu, lửa mới bén được một chút rồi tắt ngúm. Kiên trì thêm hồi lâu, đốm nho nhỏ đã bắt lửa cháy liu riu.

“Thôi thì đến đâu hay tới đó. Đâm lao thì phải theo lao.”

Cô Kim Hương nghĩ thế rồi nằm thu lu bên cạnh đốm lửa. Dù mệt lả nhưng cô cũng không dám ngủ sâu, cơn mộng chập chờn trong tiếng dế kêu, tiếng sói hoang hú, những âm thanh rì rào nơi rừng đại ngàn cô không bao giờ hiểu nghĩa. Tang tảng sáng, khi đốm lửa tàn vì hơi lạnh và sương đêm rơi, cô Kim Hương cũng rùng mình tỉnh dậy. Hứng chút sương vào bình da đựng nước, cô nhanh chóng thu dọn tro tàn của ngọn lửa, tránh để lại dấu vết rồi lại nhanh nhẹn rảo theo lối mòn, đi xuyên qua rừng.

Cứ thế, hai ngày, ba ngày, rồi bốn ngày.

Cô Kim Hương đi, đi mãi, đi mãi mà chưa thấy cửa rừng. Thức ăn đã cạn kiệt từ hôm kia. Bữa trưa hôm qua là lần đầu tiên cô Kim Hương tự tay săn một con thỏ rừng. Với người năng ăn chay như cô, ăn xong bữa trưa đó, tới ngày hôm nay cô đột nhiên lợm họng, lại thêm cảm giác tội lỗi, nên không dám ăn thêm thứ gì khác. Sáng mới hái vài quả dại biết mặt nhai tạm, thế nào mà lại nôn ra hết.

“Lạy Trời, lạy Phật che chở, cho con hôm nay ra được khỏi rừng.”

Cơn đói đã đánh cô choáng váng cả người. Bụng đau thắt dội lên liên tục khiến trán cô phủ một tầng mồ hôi, ấy thế, miệng cô Kim Hương vừa khô khốc vừa nhạt thếch chẳng thèm thuồng thứ gì.

“Vù!”

Không hiểu âm gió từ đâu thổi ngang. Khi cô Kim Hương định hình được thì hai tay đã bị trấn giữ sau lưng, bả vai cũng bị tóm chặt bởi một bàn tay thô ráp.

“Bẩm cô, quan ông có lệnh, xin cô hồi dinh.”

“Chúng con xin phép.”

Tên nô bộc còn lại luống cuống trói cô bằng dây thừng.

“Các ngươi…” Cơn bất lực tràn trong ngực, lại thêm đói đến lả người, trời đất đột nhiên quay cuồng trong mắt cô. “Không, không thể như thế được.” Cô lẩm bẩm, lẩm bẩm, rồkhông biết sức lực ở đâu đột nhiên trỗi dậy, cô Kim Hương giật mạnh hai tay, thoát khỏi gọng kìm của tên gia đình. Cô xoay người, lấy con dao dắt bên hông mà chĩa ra xung quanh.

“Đừng… Đừng… Đừng có động vào ta.”

Mặt đứa hầu nào đều khó xử. Hai đứa đều tay không, mang theo đúng bện dây thừng, có vẻ như tiếp tế với các vũ khí khác đã để lại ở kiệu xe ngựa.

“Lạy cô, cô không về, chúng con không biết ăn nói sao với đại nhân.”

“Cha ta sẽ không làm gì các ngươi đâu…” Cô Kim Hương kiên quyết. “Đi về đi. Đừng có đuổi theo ta nữa. Nếu không… Nếu không… Đừng trách… ta…” Cô vừa cầm con dao vừa lia về phía hai đứa gia đinh, hoảng loạn quơ quào.

“Cái Hạ đã bị ông phạt mười trượng, sống dở chết dở mấy hôm nay. Con xin cô hồi dinh, ông lớn đang giận lắm ạ.”

“Đừng hòng lừa ta.”

“Chúng con…” Đứa kia bặm môi nhìn về phía đứa con lại, âm thầm ra hiệu. “Xin đắc tội cô ạ.”

Hai đứa nô bộc nhắm mắt nhắm mũi nhào tới. Một đứa sấn đằng trước, một đứa tóm đằng sau. Phập!

“A!”

Tiếng hét đau đớn thất thanh của tên lính hầu. Máu chảy từng giọt trên đất.

“Ta đã bảo rồi…” Cô Kim Hương hoàng loạn cực độ. “Ta… Ta… Ta không cố ý… Các ngươi đừng có…”

Mặc cho một bên tay đầm đìa máu chảy, lũ nô bộc tiếp tục nhào tới, nhưng lần này chúng đã cảnh giác hơn. Ấy vậy. Xoẹt!

“A… Không… Không…”

Bất cẩn, con dao lần nữa, chém lên mặt đứa nô bộc còn lại. Mà cô Kim Hương cũng run lẩy bẩy đánh rơi con dao xuống dưới đất. Không để tuột thời cơ, lũ nô bộc nhào tới. Cô Kim Hương cũng vội vàng, cúi người cầm con dao lên.

Phập!

Mùi máu tanh hắt lên trên mặt cô ngập ngụa. Mặt đứa hầu tái mét, tròng mắt nó mở to, trợn ngược lên trắng dã. Rồi bất chợt môi nó tím thẫm cả lại.

“Cô… Cô…”

Cả người thằng hầu trượt theo con dao đâm trước bụng. Hơi thở nó nặng nề, nóng nẩy phả trên cổ cô Kim Hương

“Không…”

Cô Kim Hương buông con dao trong tay, loạng choạng ngã nhào xuống dưới đất. “Không… Không… Không phải ta… Ta… Ta không…”

Đứa hầu kia cũng sợ đến mức đứng im bất động. Cô tiểu thư khuê các nhà tri huyện đại nhân thế mà lại giết người! Cô Kim Hương giết người rồi!

“Không… Không… Không phải ta…”

Cô Kim Hương đứng bật dậy, hơi thở hổn hển, cả người đều run rẩy. “Phải làm gì… Phải làm gì bây giờ…” Cô rùng mình, nước mắt không hiểu sao trào lên trên mí nhưng đã kiềm hết cả lại.

“Mau… Mau…” Cô hoảng loạn đi quanh những bụi rậm, ngắt ra mấy loại cỏ dại rồi ngậm trong miệng nhai nhuyễn. Tiếp đến cô vạch áo đứa hầu, nghiến chặt răng rút con dao khỏi bụng tên lính. Máu úa từ miệng vết thương nhầy nhụa, xối xả trào ra. Bã rau nhè ra tay cô đắp lên miệng vết thương hở, lại nhanh tay xé một vạt váy lụa để băng bó vết thương.

Xong xuôi, cô Kim Hương chĩa con dao vào tên hầu còn lại.

“Mi… Mi… Đưa hắn về… Đừng… Đừng có theo ta nữa.”

Nói rồi, cô cứ thế cắm đầu chạy một mạch.

Cô chạy, chạy, chạy mãi, chạy mãi. Chạy tới khi sức bàn chân rã rời, tới khi cả người nặng như tảng chì, và chẳng rõ là mồ hôi hay nước mắt nhòa trên mặt. Chỉ biết chúng mặn chát, chúng đắng ngắt và lạnh lẽo tới cùng cực.

“Không, không phải ta… Không phải ta…”

Cô chạy chệch khỏi đường mòn, lao vào trong những bụi sâu. Những cành cây quất lên người, quẹt qua mắt. Cơn đau lan nhanh từ cổ, từ vai, từ cẳng chân, dậy lên đến tận đại não. Ấy thế, dường như chỉ có như vậy, cô Kim Hương mới thấy mình có thể hít thở tiếp được.

Những máu thịt cứ lặp đi lặp lại trong đầu cô không biết bao nhiều lần. Chính tay cô, phải, chính tay cô chứ nào ai khác đã cắm con dao vào bụng một con người. Chỉ chậm chút thôi… Chậm một chút, sự sống ấy có khi đã lìa khỏi xác. Mà liệu… Liệu… Liệu người đó đã chết chưa nhỉ?

“Không… Không… Không…”
Khi sức cùng lực kiệt, cô Kim Hương vấp phải một hòn đá, cứ thế ngã lăn trên thảm cỏ. Nước mắt nước mũi cứ nhòa trên mặt. Cô Kim Hương chẳng còn biết đâu là đất, đâu là trời. Cô nằm rũ rượi, tóc tai xổ tung rối mù. Biết thế, ngay từ đầu, cô chẳng trốn đi, phải không? Cứ ở yên như thế, cái Hạ sẽ không làm sao, tên lính hầu khi nãy cũng sẽ không sao hết…

“Mày… Mày là kẻ bất hiếu… Mày là đứa bất nhân… Mày… Chính mày…”

“Đồ giết người! Mày nhìn đi! Đồ giết người!”

Âm thanh đay nghiến day đi day lại bên tai. Miệng cô Kim Hương mếu máo. “Không… Không… Không phải ta… Đó không phải ta…”

Tầng tầng lớp lớp rừng xanh nhấn chìm tiếng khóc tức tưởi, đến khi chúng lịm đi, tan vào trong bóng tối.

***

Cô Kim Hương đã nhịn ăn hai ngày nay. Gương mặt hồng hào giờ đã tái xám và gầy hóp cả lại. Bao nhiêu thứ trái dại cho vào miệng cô đều nôn ra hết. Mùi máu tanh vẫn còn âm ẩm ám trên người cô. Cô cảm nhận một cái gì trong mình đang tái xám và chết dần, chết dần mòn. Trời đã tối. Cô cũng không rõ mình đang ở đâu và lạc tới chốn nào nữa. Cơn đói khiến cô Kim Hương lần nữa lả đi. Hơi thở cô hoàn toàn chỉ còn là những điệu thở khẽ khàng, hấp hối, lúc có như không.

***
Đây là đâu nhỉ? Cô đã chết rồi ư?

Cô Kim Hương tỉnh dậy bởi thứ ánh sáng dìu dịu hắt lên mặt mình.

À không, vẫn là cánh rừng. Lớp cỏ dại âm ẩm, gai gai đâm trên lưng và vai đưa cô về thực tại. Vẫn là khu rừng, và trời đêm đầy sao, nhưng thứ ánh sáng kia, là gì vậy? Cô Kim Hương ngồi nhổm dậy, mắt dính chặt vào thứ kỳ lạ trước mặt.

Thứ ánh sáng vàng ấm áp nằm tít ở phía bên kia cánh rừng. Là đom đóm chăng?

Ánh sáng ngày càng tiến gần về phía cô, âm thanh lao xao của những bụi rậm, cô Kim Hương nheo mắt, chẳng lẽ lại là một con hươu? Lời cảnh báo của lão lái đò hôm nào đột nhiên văng vẳng trong đầu cô. Đối diện cô là những đốm sáng trông như giống ma trơi, lại như những vì sao lửng lơ. Chúng tụ lại rồi bỗng chốc hóa hình thành một người phụ nữ vóc dáng to lớn với gương mặt phúc hậu. Cả người bà đều tỏa ra thứ ánh sáng ấm áp, nhè nhẹ. Tới mức, cô Kim Hương tưởng như quên cả kinh hãi, cô chỉ cảm thấy một xúc cảm nhẹ nhàng, êm ái dâng lên trong người. Phục sức của người phụ nữ đều là màu xanh, bà đeo trên người những vòng vàng kiềng bạc. Trên tay trái là giỏ lan hiếm cô Kim Hương mới chỉ thấy trong sách, Bạch Hỏa Hoàng. Tay còn lại người cầm một phiến quạt làm từ nan trúc, thoang thoảng mùi thanh mát. Cô Kim Hương lúc này mới giật mình, cả kinh trước diện mạo của người trước mắt mà run rẩy chắp tay trước ngực. Đây… Đây… Đây là thần thánh chứ nào phải ma trơi?

Người phụ nữ ấy ngồi xuống trước mặt cô, bà dùng một ngón tay lau sạch những giọt máu vương trên người cô. Tay bà đi tới đâu, một luồng sáng lại lóa lên, khiến toàn bộ quần áo vấy bẩn của cô sạch sẽ trở lại. Rồi, bà áp bàn tay lên trên đỉnh đầu cô. Cô Kim Hương cúi đầu cảm thấy một thứ gì loang khắp cơ thể mình. Dường như cô cũng đang nằm trong dòng sáng êm dịu kia. Chốc, người phụ nữ cúi xuống, vòng lên hai vai cô mà ôm cô vào lòng. Cô Kim Hương không trông thấy gương mặt của Người, nhưng cô tưởng như đang thấy một nụ cười hiền hậu. Vòng tay của bà ấm áp quá đỗi. Chúng xua đi những bóng ma, những âm hồn quẩn quanh trong đầu cô, xua đi cái lạnh lẽo suốt mấy ngày nay cô chịu đựng nơi rừng già.

“Không phải con… Không phải con…”

Cô Kim Hương bật khóc. Cô khóc tức tưởi, vừa khóc vừa nghiến chặt răng.

“Con không cố ý đâu, con không cố ý mà…”

Cái vỗ nhè nhẹ sau đầu của người phụ nữ. Bàn tay người mềm mại, cả người cũng mềm mại, êm ái. Dường như toàn bộ uẩn ức trong lòng cô Kim Hương đang trào ra ngoài trước sự ấm áp ấy.

Người phụ nữ ấy không nói gì, chỉ lẳng lặng ôm lấy cô Kim Hương, vỗ về lưng cô. Bà lau nước mắt cho cô và để cô gối đầu lên trên chân mình. Nhịp vỗ nhè nhẹ trên vai, trên đầu. Tiếng gió rừng, tiếng những vì sao trên cao đang thủ thỉ. Hình như cô còn thấy một con thỏ cũng đang nằm cạnh cô. Những âm thanh của muôn loài chim muông không làm cô cảm thấy sợ sệt nữa. Sau nhiều hôm thức trắng, cô Kim Hương chìm sâu vào trong giấc ngủ, chẳng để lại một dấu mộng mị nào.

***
Nắng mặt trời chiếu qua tán cây, rọi sáng nửa sườn mặt cô Kim Hương. Cô cựa mình, tỉnh dậy. Chẳng hiểu sao, mấy hôm trước cô đi chệch đường mòn, vậy mà nay cô lại đang nằm ngay vệ đường. Cô Kim Hương vẫn chưa thấy cửa rừng đâu, những vết máu vẫn bắn trên áo khoác của cô, trên tay và nhớp nháp cổ. Chỉ lạ là, cơn đói đã biến mất, cả nặng nề và mệt lử trên từng thớ thịt cũng đã tiêu biến.

Đó là thực hay mơ?

Cô Kim Hương ngoảnh lại nhìn khu rừng phía sau. Gió thổi bạt ngàn, lao xao những nhành cây tán lá. Cô Kim Hương thở nhẹ một hơi, chỉnh lại túi nải, lần theo đường mòn, tiến về phía trước.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Aisling đã ở lại thung lũng lâu hơn dự kiến. Đáng lý nàng ta phải tiếp tục hành trình cùng đoàn của mình, băng qua vùng duyên hải ráp ranh bờ đại dương, tìm đến vùng đất được bảo hộ bởi chòm Dương Cưu. Luật lệ trong dòng tộc nàng, bất kỳ ai khi đã có thể kiểm soát bụi Tiên đều buộc phải tới vùng đất ấy, nhận lấy lời tiên tri của tổ tiên về sứ mạng, cũng như được Người ban phát cho sức mạnh phù hợp.

Ấy thế, Aisling đã rời đoàn, và quyết định ở đây hơn ba tháng.

Đôi khi Alex tự hỏi điều gì ở vùng trời Youmodo này lại có thể cầm chân nàng tiên ấy?

Thung lũng Youmodo, người ta vẫn thường gọi thế từ xa xưa và chẳng ai thắc mắc rốt cuộc cái tên từ đâu ra, nằm phía hạ lưu Suối Nguồn Tươi Trẻ, cách hòn đảo Bí Mật hơn sáu trăm dặm đường bộ - một hòn đảo xanh, không người, nằm tách biệt với thế giới, là nơi những nàng tiên bốn cánh trú ngụ. Khác với hòn đảo thiên đường của Aisling, thung lũng này hoàn toàn bình thường. Những mái nhà của dân nghèo sống chủ yếu nhờ trồng trọt cây ăn quả, hay nuôi nhỏ lẻ vài đôi bò, đôi dê. Một bìa rừng toàn giống táo gai và liễu sam dưới chân dãy núi Lilalila và một bìa rừng khác phía đồi Con Voi hướng bên kia của xóm nhỏ. Thung lũng cách xa kinh thành theo hướng Tây, chủ yếu là những người đã già cả mà Alex có thể đọc rành rọt tên từng người một, vài đứa con nít sống cùng ông bà, chắc chắn sẽ rời khỏi thung lũng nghèo nàn này khi đủ trưởng thành để tìm tới một nơi khác làm ăn. Tính cả chợ phiên hai tháng một lần, thung lũng Youmodo cũng chẳng có thứ gì ngon lành người ta có thể trao đổi, mua bán - một xấp vải thượng hạng, một thức ăn mới lạ, hay một thứ đồ độc đáo. Không, không một thứ gì. Youmodo ngày càng già cỗi, chậm chạp, và Alex nghĩ quá nhàm chán để bất cứ ai, và càng bất khả nếu đó là một nàng tiên, dừng chân ở lại lâu dài. Chưa kể, Aisling còn có nhiệm vụ buộc phải hoàn thành trước ngày rằm tháng Chín này - ngày mà đoàn Tiên của nàng dự định sẽ tới vùng đất nằm phía dưới chòm Dương Cưu.

Alex đã gặng hỏi Aisling nhiều lần, nhưng nàng chẳng bao giờ trả lời. Suốt khoảng thời gian tới đây, Aisling tá túc tạm trong nhà kho của Alex, vun vén một khu vườn nhỏ nằm sau nhà, ngay sát cạnh với chân núi Lilalila. Alex nghĩ bìa rừng này khiến cô nhớ tới hòn đảo nhà mình nên cũng không ừ hử gì khi luôn thấy cô mải mê dọn dẹp, lúc thì trồng giống mới, lúc lại lai đủ các loại củ quả với nhau. Chỉ là, càng lúc, sự hăng say của nàng lại càng khiến Alex tưởng như nàng sẽ không có ý định sẽ rời đi, trở về nơi Aisling từng sống.

Vào ngày rằm tháng Chín, Alex lần nữa hỏi Aisling. Anh đưa cho nàng một cốc trà nhài ướp lạnh khi nàng vẫn đang đánh vật với mớ củ cải phía sau nhà.

“Aisling này, nay là rằm tháng Chín rồi đấy, em vẫn quyết định ở lại đây ư?”

Khoảng lặng tan vào trong âm thanh rì rào của cánh rừng già. Alex trông lên màu xanh sậm màu của đồi núi đang hòa lẫn vào màn đêm đen, chẳng còn rõ đường viền tách biệt.

“Em không biết nữa.”

Alex nghe thoảng một hơi thở dài. Ánh trăng đổ lên mái tóc dài đến lưng của Aisling, trong bóng đêm, mái tóc nàng vẫn phát ra thứ ánh sáng êm ái kỳ lạ.

“Em không biết thật.” Dưới cái nhìn chằm chằm của Alex, Aisling lặp lại.

Trăng vẫn tròn đầy, im lìm giữa màn trời quang đãng không mây. Tiếng chân bước của Aisling đang tiến gần hơn về phía Alex, chẳng mấy chốc nàng đã đứng bên cạnh anh.

“Em không muốn đi tới đó, cũng không thể trở về nếu chưa tới vùng đất đó.” Âm thanh chiếc găng tay cao su nghe sột soạt.

“Tại sao em không muốn đi tới đó?”

Lúc buột miệng nói ra, Alex nghĩ mình hình như đã hỏi một câu riêng tư. Nếu thỏa được trí tò mò, đồng nghĩa Alex biết mình cần có trách nhiệm san sẻ với điều mà anh đã được tiết lộ.

“Em sợ.” Aisling ngừng một chút. “Dù có thể sự thực không kinh khủng tới thế, nhưng em sợ.”

Một con tắc kè kêu ngắt lời Aisling.

“Em sợ mình không có điểm quay đầu nào nếu bước tiếp.”

Giọng nàng êm ái như tiếng violon một lần Alex được nghe từ người đi hát dạo. Nàng nói chậm và thật cẩn thận, dường như chính nàng cũng đang trả lời cho bản thân mình.

“Sứ mệnh của mình, sức mạnh được ban phát, đã đến lúc đủ mạnh mẽ để cáng đáng hay thực hiện một điều gì to lớn cho dòng tộc. Phải rồi, điều ấy làm em cảm thấy mình đơn độc và không còn chỗ trú. Có lẽ chính thế em chẳng có chút hào hứng nào khi tiến về ánh sáng của chòm Dương Cưu như những người khác. Em chỉ đi vì biết mình cần phải đi. Trên đường tới đây, em đã luôn lo lắng Alex ạ. Em mơ hồ cảm thấy rằng nếu kết thúc hành trình tới vùng đất kia, em sẽ phải sống cuộc đời nào đó mà em không chắc liệu nó có hợp với em thật. Hoặc, giả dụ nó chỉ hợp với cái mác thân phận em đang mang. Em sẽ thất bại? Em sợ phải gánh một thứ gì đó trong khi em chưa thật sự sẵn sàng. Mà em cũng không rõ, khi nào mình mới thực sự sẵn sàng nữa. Nhưng, lần nữa, có thể thực tế sẽ chẳng kinh khủng tới mức ấy. Sai thì làm lại, sai thì sửa, em đủ tỉnh táo để biết mình phải nghĩ thế nào là tốt. Alex ạ, em chỉ không có lòng tin thôi. Em không có lòng tin vào điều mà em hiểu là tốt, cũng không có can đảm để đặt cược vào.”

Alex muốn vươn tay vỗ vai Aisling, nhưng dường như điều ấy lại càng khiến anh xa vời với Aisling hơn bao giờ hết. Vẻ dịu dàng trong hàng mi cụp xuống, anh không trông rõ biểu cảm của nàng, nhưng Alex cũng biết kể cả có trông rõ, anh cũng khó cách nào khiến những lo lắng của cô biến mất.

“Mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp cả thôi. Chỉ là cảm xúc của em không chờ được tới chuyện tương lai.”

Lần này, tay Alex đã chạm lên vai của Aisling. Anh vỗ hai cái và gật đầu im lặng. Nàng nghiêng đầu nhìn anh. Dường như đôi mắt màu xanh dương của nàng đang long lanh, hoặc cũng có thể do mắt Alex đã kèm nhèm nên đã nhìn nhầm.

***

 

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Cùng lúc đó, cách thung lũng Youmodo năm ngàn dặm đường chim bay về phía Tây, thị dân trong kinh thành đang xì xầm bàn tán, dường như điều họ không mong muốn nhất đã tiếp tục xảy ra. Lời đồn nghe đâu bắt đầu từ miệng của xà ích nhà hầu tước Joliam rồi nhanh chóng lan ra mãi ngoại ô, người già cũng biết mà con trẻ cũng vậy, từ quý tộc tới dân buôn, từ đàn ông tới đàn bà, không một ai lại không lo lắng hỏi lại lần nữa tính xác thực của lời truyền miệng kia. Tới mức, nhắm mắt vớ bừa một người xứ khác đến kinh thành Holoam trong thời gian ấy hỏi thử xem, kiểu gì họ cũng đã từng nghe phong thanh qua các cuộc chuyện trò nơi quán rượu hay trang trại rằng: “Lời nguyền của Vua Cá Sấu! Lời nguyền của Vua Cá Sấu lại ứng nghiệm rồi!”

Muốn tường tận mọi chuyện thì phải kể ngược từ đời vua đại đế Darius trị vì Holoam vào hai mươi năm trước đây. Hồi đó, ngài còn là một chàng thiếu niên trẻ tuổi nhưng đã được vua cha nhường ngôi kế vị vì tài năng xuất chúng của mình. Kể từ khi ngài chào đời, khi tiếng khóc vang như sấm rền truyền ra từ cung điện, át đi cả tiếng chuông loan báo tin vui, khi mười ba bà tiên đều đem tới những lời tiên tri tốt lành cho số phận ngài, đến khi ngài mười lăm tuổi cầm theo đoàn kỵ binh dẹp loạn ngoài ranh giới đế quốc, dân chúng đã ngầm công nhận khả năng của ngài. Chính thế, việc truyền ngôi dù ngài mới mười tám tuổi không hề làm dấy lên bất cứ sự phản loạn nào của các hầu tước hay thị dân. Khi lên ngôi, ngài đã ngay lập tức triệu tập binh lính, ra sức cho cuộc chinh phạt những vùng đất mới của mình.

Nhiều năm trên sa trường, với những chiến thắng vẻ vang, làm người người khiếp sợ dù ở bất cứ đất nước nào, vua Đại Đế Darius trở nên kiêu ngạo, ngài cho rằng không một ai có thể khiến ngài thất bại, kể cả thánh thần. Và rồi, chuyện gì tới cũng tới, vua Darius đã dẫn theo những kỵ binh, hiệp sĩ tài năng nhất Holoam để đi tìm hòn đảo Bí Mật, lẫn vùng đất dưới chòm sao Dương Cưu trong truyền thuyết. Ngài tin rằng khi có thể khiến thần tiên khuất phục, lẫn tìm ra thứ kho báu khiến ngài bất tử, thì lúc ấy, Holoam sẽ không chỉ trở thành đại đế quốc như hiện giờ, mà ngài còn mở ra được một trang lịch sử mới của toàn nhân loại.

Vua xứ Holoam căng buồm ra khơi, đem theo hai ngàn chiếc thuyền chiến với đầy đủ những thứ đã chuẩn bị tươm tất. Con tàu đi theo một bản đồ từ quốc sư cung điện - người hiểu biết nhất cũng am tường nhiều thứ nhất trên lãnh thổ Holoam. Ông ta đã ngăn cản vị hoàng đế trẻ tuổi nhiều lần đừng dấn thân vào cuộc thách thức vị thần, nhưng vua Darius đều không để vào tai, và cho tới lần này, khi vua kề kiếm vào cổ ông, quốc sư đành đưa ra tấm bản đồ làm từ da bò cất trong chiếc hộp nạm ngọc vốn thuộc về người dân tộc da đỏ sống ở miền xa nhất vương quốc - tấm bản đồ tới xứ sở các vị tiên bốn cánh.

“Nhưng xin đức vua hãy cẩn thận, đừng bao giờ động tới Vua Cá Sấu. Bất cứ giá nào, cũng đừng động tới Vua Cá Sấu.”

Ròng rã trên đại dương tới ngày thứ ba trăm năm mươi bảy, vua Darius đã băng qua vùng duyên hải cách xa kinh thành hơn bảy ngàn hải lý hướng theo ngọn gió phía Tây. Khi lương thực đã dần cạn kiệt, nhiều thủy thủ đoàn đã phải nhảy thuyền vì không thể chịu đựng chuyến hành trình địa ngục. Lúc này đây, chiếc thuyền hoa tiêu đầu tiên đã phát ra tín hiệu nhìn thấy đất liền.

Ấy vậy, khi những cặp thuyền chiến còn sót lại cập bến thì họ mới nhận ra, hòn đảo mà họ thấy lại chỉ là lưng của một con cá sấu khổng lồ nằm giữa biển khơi. Nó đã thức dậy ngay khi đánh hơi thấy mùi con người. Đôi mắt dữ tợn lớn đến mức có thể to bằng cả một chiếc bánh xe ngựa thồ. Đáng lẽ ra, vua Darius phải nghe lời quốc sư và cho thuyền chạy ngay khỏi nguy hiểm, và càng mau hơn khi thấy đó là một con cá sấu, nhưng không, ngài đã rút ra thanh kiếm đã đi cùng với ngài trong mọi chiến trận. Mặc cho lời ngăn cản của những người hầu thân tín, ngài vẫn lao lên trên lưng con cá sấu to lớn. Ngài ra lệnh cho thuyền chiến rút ra xa thật xa và tiếp cận kẻ thù của mình. Liên tục suốt sáu ngày sáu đêm, con thủy quái không sao tấn công nổi, hoặc, nó chưa từng có ý định tấn công, mà chỉ nhằm trụ vững trước thanh kiếm gãi ngứa của vua Darius. Tới ngày thứ bảy, vua Darius khẳng định, tử huyệt của Vua Cá Sấu (ngài đoán thế), hẳn nằm ở con mắt bên trái. Với sự nhanh nhẹn, ngài đã tìm cách cắm phập con dao vào con mắt trố lồi của nó. Con vật đau đớn quằn quại, quẫy đuôi đánh sập những chiếc tàu của vua Darius. Tiếng gầm của nó lớn đến mức, cơn gió từ phía xa xôi đã gây ra gió thốc đến tận kinh thành. Cái quẫy đuôi của nó cũng khiến tám hòn đảo nơi bờ đại dương đó biến mất hoàn toàn. Vua Cá Sấu nổi cơn thịnh nộ, gầm vang tên của vua Darius.

“Darius! Darius! Mi sẽ phải trả giá cho những gì ngươi làm hôm nay.”

Nhưng vị vua xứ Holoram, người đang tắm trong máu của con cá sấu khổng lồ, chẳng hề sợ hãi, ngược lại, ngài ta hoàn toàn say mê trong việc giết chóc với thứ thần thánh trong miệng quốc sư. Vua Cá Sấu đã hủy diệt hoàn toàn những chiếc thuyền chiến, cũng khiến Darius gần như chết chìm. Sau khi Vua Cá Sấu dần trở nên đuối sức vào hoàng hôn ngày thứ bảy, vị vua Darius nhanh chóng kết liễu nó bằng một nhát kiếm. Ngài cắt đầu của nó, chất lên một ván thuyền trôi dạt, và trở về quê hương của mình. Ngài cũng xẻ tim Cá Sấu và ăn sạch chúng, từ giờ ngài sẽ trở thành người bất tử.

Vua Darius đã chiến thắng và ngài càng kiêu ngạo hơn trước chiến công ấy của mình. Nhưng trần đời, chẳng có kẻ nào kiêu ngạo mà lại không phải trả giá bởi chính sự kiêu ngạo của mình. Vua đại đế Darius cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.

Vua Darius treo đầu con cá sấu trước cửa cung điện, như một minh chứng cho khả năng của ngài, cho chiến công hiển hách - ngài đã thắng cả thần.

“Ái chà chà, ái chà chà, ra đây là vương quốc của người đó ư, Darius?”

Thật bất ngờ, chiếc đầu cá sấu đã bị đứt khỏi thân người đột nhiên phát ra tiếng nói.

“Đẹp đẽ làm sao!”

“ Người…!”

“Sao nào? Người định làm gì để giết ta nữa đây?”

Đầu cá sấu lập tức bị đem đi vứt bỏ, nhưng không hiểu tại sao, sáng sớm hôm sau nó lại quay trở lại treo trên cửa cung điện nơi nó được treo từ đêm qua. Hai toán lính canh đã bị vua Darius giết bỏ vì không thể trông giữ chiếc đầu cá sấu. Nhà vua cũng tự mình đem đốt, đem vứt chiếc đầu đi nhưng không thể nào khiến chiếc đầu biến mất thật sự.

“Ha ha ha ha ha ha ha! Nào nào nào, để ta mở to mắt nhìn vương quốc của ngươi cho rõ chứ.”

“Chà chà, nào nào Darius, ngươi sao lại tức giận tới thế?”

Vào ngày thứ hai của tuần thứ ba, vua Darius không thể chịu được tiếng ồn ào từ đầu con cá sấu, ông đã ra lệnh những nàng tiên hoa phải tìm ra thứ đồ nào bịt miệng được vua cá sấu. Thần dân vùng tiên hoa liền dâng lên vua một chiếc dây thừng làm từ lông của những con voi ma mút. Trước khi Vua Cá Sấu hoàn toàn im lặng, nó đã trừng trừng nhìn vào vị vua trẻ tuổi. Đôi con mắt của nó phát sáng, chuyển từ màu vàng thành màu xanh dương. Nhưng âm thanh rì rào rì rào quanh quẩn bên tai vị vua nhưng không ai có thể nghe thấy ngoài ngài.

“Ngươi sẽ phải trả giá Darius. Con cái, dòng họ, toàn bộ vương quốc ngươi sẽ phải trả giá cho hành động và thói kiêu mạn của ngươi. Ngươi không thể chết, con cái ngươi cũng vậy, nhưng ta sẽ nguyền rủa dòng họ ngươi sống không bằng chết. Bất kỳ đứa con nào mà ngươi, con trai ngươi, cháu trai ngươi, dòng tộc ngươi sinh ra, cũng sẽ đều trở thành cá sấu. Và cho tới một ngày người con trai đầu trong bất kỳ thế hệ nào cũng sẽ tìm ra cách để kết liễu ngươi tàn ác như cách ngươi kết liễu ta. ”

Con cá sấu bị buộc chặt bởi một sợi dây thừng tiên, tiếng xì xầm lẫn âm thanh rít qua kẽ răng của nó nổi lên rồi cũng biến mất. Từ đó trở đi, không một ai thấy chiếc đầu cá sấu ấy mở miệng hay phát ra bất cứ âm thanh gì.

Và rồi, lời nguyền kia đã trở thành sự thật. Chỉ sau một năm trở về từ đại dương, hoàng hậu mang thai đứa con đầu của vua Darius. Đủ chín tháng mười ngày, người hạ sinh trong niềm háo hức và hân hoan của toàn vương quốc. Ấy vậy, khi chuông reo báo tin vui vang rền trên tháp cung điện, tiếng hét của bà đỡ cũng vang theo tiếng khóc của đứa trẻ.

“Hoàng tử là một con cá sấu! Hoàng tử là một con cá sấu.”

Lời đồn thổi lan ra nhanh khắp nơi, kéo theo hoang mang của toàn bộ người dân trong vương quốc. Sự thật này nhà vua Darius không sao có thể che giấu. Ngài thương con bao nhiêu thì lại buồn khổ bấy nhiêu. Hoàng hậu cũng suốt ngày ngồi trong tẩm cung ủ rũ, khóc lóc vì cho rằng tội lỗi nằm ở chính mình. Hoàng tử cá sấu lớn nhanh như thổi, bị vua cha nhốt dưới hầm ngục, chỉ thấy ánh sáng qua một lớp kính nhờ nhờ trên đỉnh đầu. Chàng bao giờ cũng thấy mẹ mình trong gương mặt đầm đìa nước mắt rồi quay đi khi chỉ vừa chạm mặt và ánh nhìn thất vọng của vua cha ôm người rời đi. Chàng muốn được yêu thương, nhưng dường như cả hai người sinh ra chàng đều ghê tởm con người chàng.

“Hẳn là mình không xứng đáng. Hẳn là vậy rồi. Chúa đã bỏ rơi mình, và cha mẹ mình cũng vậy.”

Cho tới khi hoàng tử Cá Sấu Crosso được ba tuổi, chàng đã to vượt ra khỏi cung điện, và chẳng còn nơi nào có thể giam hãm chàng được nữa. Vua cha trở nên tức giận, và tủi hổ bởi đứa con người không ra người, ngợm không ra ngợm. Dù rằng bất kỳ người hầu nào trong cung điện đều sợ hoàng tử, nhưng trong thâm tâm họ đều biết hoàng tử không phải là người xấu xa gì, ngược lại, chàng hiểu lễ nghĩa, rụt rè và còn tốt bụng nữa. Ấy thế, vua Darius thì lại chẳng để ý tới điều ấy. Vua cha đã chuyển cách dạy dỗ từ phớt lờ sang đưa chàng hoàng tử cá sấu vào huấn luyện quân đội. Vua Darius tin rằng với cơ thể và sức mạnh từ cá sấu, chỉ cần hoàng tử trong chiến đội của ngài, thì đó không phải là nhược điểm, mà là ưu điểm lớn. Mặc cho hoàng hậu không đành lòng, vua Darius vẫn quyết để hoàng tử ra thao trường luyện tập.

Tuy vậy, chàng hoàng tử không hề giống vị vua cha của mình. Chàng không hề thiện chiến và mê say những gươm giáo của đội kỵ binh. Chàng khiếp sợ với mọi thứ đổ máu trên thao trường, và kể cả giống loài vật khác, lẫn những chiếc súng thần công, đạn pháo nổ tiếng đùng đoàng. Vua Darius đã thất vọng, tới mức, đêm hôm ấy, ngài nằm mơ thấy chiếc đầu cá sấu treo nơi cửa cung điện mở mắt trừng trừng mà nói với ngài.

“Darius! Darius! Ngươi đã thấy chưa? Ngươi đã thấy chưa? Món nợ mà ngươi phải trả giá cho ta đó! Ha ha ha ha!”

Ngày kế tiếp, mang theo sự tức giận và buồn bực bất lực, vua đã ép hoàng tử Crosso tự mình thoát khỏi trận địa toàn mìn đạn, pháo nổ mà vua bày ra.

“Cha! Cứu con! Cha ơi! Cứu con!”

Mặc kệ sự kêu gào thất thanh của hoàng tử, vua Darius vẫn lạnh lùng tiếp tục. Và rồi điều kinh khủng nhất đã diễn ra. Hoàng tử Cá Sấu làm bật tung cả trận địa trong sợ hãi. Chàng lao ra ngoài với sự hoảng loạn, chàng cắn xé điên loạn và mất kiểm soát. Chỉ cần ai trong tầm mắt chàng, chàng cũng lập tức tiêu diệt. Và cha chàng cũng là một trong số ấy.

Người ta nói, đức vua Darius đã bị cắn nát nửa gương mặt, tay chân đều bị rứt lìa khỏi thân người. Ấy thế, ngài vẫn sống, vẫn thoi thóp sống tiếp, vì ngài đã ăn trái tim bất tử của Vua Cá Sấu, nên ngài cũng chẳng thể chết. Nhưng thế thì nào có thể gọi là sống cho được. Còn hoàng tử Cá Sấu, khi hoàng tử tỉnh lại, chàng cũng chẳng còn là chàng Crosso trước kia. Chàng trở nên lạnh lùng và tàn nhẫn, chàng đã đem toàn bộ cha mẹ mình, cũng như các bá tước thân cận phản đối sự lên ngôi của chàng đi chôn sống. Chàng ra lệnh cho mọi làng phải cống nộp một người dân cho mình mỗi tháng, đó sẽ là sự hiến tế lòng thành, nhưng thực chất là trở thành thức ăn của chàng. Chàng mời gọi những pháp sư tà ác nhất, nhằm khiến cho người dân ở mọi nơi mụ mị và chỉ có sùng bái chàng. Chàng trở nên xấu xa, độc địa, và trái tim chàng dường như đã ngâm mình trong địa ngục không bao giờ có thể tìm thấy ánh sáng vui vẻ nào ngoài giết chóc.

“Darius, Darius, Crosso, Crosso, nào nào, mau mau nhìn vương quốc của các người đi kìa!”

Chàng cũng sai người đem chiếc đầu treo ở cửa cung điện thiết kế đặt trên ngai vàng mình. Ngài cho người dân tế lễ Vua Cá Sấu và tự cho mình là người con của Vua Cá Sấu, là đứa con của thánh thần. Ngài cho người rêu rao khắp nơi về câu chuyện của mình, rằng chàng không phải con của vua cha Darius, mà chàng chỉ mượn cái danh đó để sống mà thôi.

Chuyện cứ thế trôi qua, chẳng ai còn nhớ thời gian, dân chúng sống quen với cái khổ và sự trù ếm của những pháp sư, họ dường như đã quên mất câu chuyện gốc là như thế nào. Mãi cho tới hôm nay, khi tin đồn truyền ra lần nữa, con trai đầu của vua Crosso lại là một con cá sấu, thì người người dường như sực tỉnh khỏi cơn mê. Họ chợt nhớ ra rằng, rất lâu trước kia cũng có chuyện tương tự như thế. Tất cả lời đồn dậy khắp kinh thành, lan xa, lan xa.

“Lời nguyền của Vua Cá Sấu! Đây chắc hẳn là lời nguyền của Vua Cá Sấu!” Họ kháo nhau thế. Và thay vì những lời chúc tụng cho sự chào đời của một sinh linh, tất cả chỉ đang nín thở để chờ đợi thời khắc còn đen tối hơn hiện giờ sẽ phủ khắp lên xứ Holoam này.
 

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Pick
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Lão Kawabata quyết định tới thăm tiệm bá nghệ Tada trước ga Mahoro. Hình như lão đã chọn chuyến lúc mười giờ sáng, đi tuyến tốc hành tư doanh Hakone, chạy một lèo từ trung tâm thủ đô Tokyo đi dọc qua các nhánh phố chính thành phố Mahoro. Lão có nhớ cô soát vé dặn kỹ lão đến chừng mười hai giờ, một giờ chiều là đã tới nơi rồi, lão phải xuống ngay nếu không sẽ lỡ mất chuyến dừng.

Lúc lão Kawabata xuống tàu, nắng đã lên tới đỉnh đầu, cái bóng của lão chỉ còn chút xíu núp dưới chân. Trời tháng năm nắng gay gắt, lão Kawabata vừa bước ra khỏi toa thì người đã choáng váng nhẹ. Có lẽ do chênh lệch nhiệt độ nên người lão say nắng. Vốn từ xưa thể trạng lão đã yếu hơn bình thường, lão Kawabata chẳng còn lạ gì những phản ứng đột ngột vẫn thường xuyên ghé thăm nữa. Lão chậm chạp ngó nghiêng thì thấy một tiệm tạp hóa nhỏ gần toa tàu. Nghĩ gì lão lại vào trong tiệm, chọn mua một chiếc kem dưa hấu. Thường người già đều không còn thích ăn kem nữa, chân răng lão cũng giống họ, ăn đồ cay lạnh là lại tê nhức ê ẩm. Ai biết được, trời nóng quá mà, lại chả mấy khi lão Kawabata này rời thủ đô để tới tận rìa Tây Nam Tokyo. Không hớp được hụm bia mát thì lão cũng phải làm gì đó thường thường chẳng hay làm chứ.

Một ít đá lạnh vẫn chưa tan còn nằm lại trong túi nilon. Nắng đầu hạ chiếu xuyên qua tán lá, lay lay phản chiếu những đốm sáng, hắt lên chiếc ghế đá xám lão ngồi. Lão Kawabata xé vỏ ngoài của chiếc kem que. Trông hình dáng thật của nó chẳng khác gì bao bì lắm. Miếng kem hình tam giác, dưới có màu xanh và phần trên thì màu đỏ, vài đốm đen hẳn làm từ socola giả thành hạt. Dưới cái nóng, cây kem đã đổ bên ngoài một lớp nước mỏng nhàn nhạt. Lão Kawabata không ăn kem, chỉ trân trân nhìn hơi lạnh tỏa thành làn khói mỏng lơ lửng bay lên trong không gian. Kem đã chảy một ít, rỏ giọt xuống dưới mặt đất.

- Ông không ăn thì kem chảy hết mất.

Lão ngẩng đầu nhìn theo giọng nói. Là một cô gái trẻ, cắt tóc ngắn sát gáy. Trông cô gái có vẻ hồn nhiên.

- Mà ông cho cháu hỏi, ông có thấy chiếc nhẫn nào rơi ở đây không ạ?

Nét mặt cô đột nhiên hơi khó xử, cô đưa tay ra sau gãi gãi đầu. Lão Kawabata nheo nheo mắt, ngẫm nghĩ gì đó rồi chậm chạp lắc đầu.

- Lão không thấy cái nhẫn nào cả.
- Vậy ạ?

Cô gái có vẻ vẫn ngó nghiêng tìm kiếm. Lão Kawabata thôi nhìn cô, tiếp tục nhìn cây kem dưa hấu đang chảy dưới cái nắng gắt. Màu xanh, màu đỏ, cùng cái màu nâu đen của hạt dưa đã nhoe nhoét lẫn lộn vào nhau, nhìn đến kỳ cục.

“Nó đã đẹp thế kia cơ mà.”

Lão Kawabata tự nhủ, dường như còn có chút hơi tiếc nuối.

- Ông tìm tiệm Tada đúng không ạ?

Cô gái tóc ngắn vừa lục đục xem phía rìa cỏ đằng sau ghế đá chỗ ông Kawabata ngồi, vừa hỏi chuyện lão. Điều này làm lão đột nhiên có chút hơi bực mình vì khó xử. Lão chau mày và nhăn một bên khóe miệng. Xưa nay lão không biết phải tiếp chuyện người khác thế nào cho phải phép, nhỡ chẳng may lại hớ hênh chuyện gì. Thành thử ra, ai hỏi chuyện lão, lão đều bày ra bộ mặt có phần khó gần như thế.

- À, tiệm Tada… - Lão bỏ lửng câu nói.
- Ông đi thẳng phố, đến ngõ thứ hai rồi rẽ. Căn nhà thứ ba là nhà của cháu đấy.

Lão Kawabata tự nhủ, rõ lão có hỏi nhà cô gái này đâu nhỉ? Đúng là người lạ đời. Tiếng cười của cô gái khúc khích nho nhỏ.

- Ngay cạnh nhà cháu là tiệm bá nghệ Tada. Trông ông có vẻ là khách sẽ tới tiệm.
- Thế à?

Lão Kawabata nhìn lại bản thân. Trông lão có vẻ gì dị hợm tới thế ư? Lão chọn một chiếc áo sơ mi trơn màu, quần ống thường và đã sơ vin cẩn thận mà nhỉ?

- Kem ông chảy hết rồi kìa. - Cô gái chép miệng tiếc rẻ. - Nếu ông còn muốn ăn thì chốc ông cứ ghé qua nhà cháu. Nhà cháu có mấy hộp kem xoài. Cháu tự làm thôi, không rõ ngon hay không nhưng chồng cháu thích ăn lắm. Cháu về đây, chào ông nhé.

Nói rồi, cô ta đứng dậy, phủi bụi quần áo.

- À, - Cô ngoái lại nhìn lão. - Nếu lão thấy cái nhẫn nào trên đường thì lão nhặt dùm cháu nhé, có thể nó là của cháu đấy. Cháu cảm ơn trước.

Cô gái kỳ lạ đó biến mất ở một đoạn ngõ quành ngay trước ga Mahoro. Lão Kawabata tiếp tục chuyên chú nhìn cây kem dưa hấu chưa bỏ vào miệng miếng nào nhưng đã chảy hết. Họng lão đã thôi khát và chẳng hiểu sao chân răng lão lại hơi tê tê. Giờ trên tay lão Kawabata chỉ còn mỗi que gỗ dính chút sữa dừa còn sót lại mà thôi. Thành hình và tan biến. Chẳng hiểu sao cõi lòng lão Kawabata lại nổi lên một niềm man mác không rõ thành lời. Dường như lão cảm thấy mình cũng đang dần giống cây kem. Chẳng lưu lại một vệt nào.

Sáng thứ ba tuần trước, lão Kawabata trở mình dậy lúc hai giờ sáng. Lão trằn trọc và không ngủ lại được. Ngó ra thì đồng hồ nhà lão đã chết rồi. Chết đúng hai giờ sáng lúc lão tỉnh dậy. Cảm giác nhìn căn phòng trống tối om khi ấy cũng giống như lão nhìn cây kem khi này.

Kawabata nghĩ về tuổi trẻ của mình. Một từ thật mơ hồ với lão. Tuổi trẻ ư? Dường như nó ngay đây, mới hôm qua, dường như chính lão đã nhúng mình vào nó tới mức ướt đẫm người, nhưng cũng dường như lão và nó đã thành hai đường thẳng hoàn toàn tách biệt, không còn can hệ gì tới nhau. Từ trước tới giờ, lão Kawabata chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện ấy, kể cả khi vào ngũ tuần, nhìn gương mặt đã nhăn nheo và sạm nắng, lão cũng chỉ cười, lão biết mình già đi, nhưng lão cũng đồng thời biết mình vẫn chưa thật sự mất đi tuổi trẻ.

Thế mà chỉ trong một khoảnh khắc, một khoảnh khắc lúc hai giờ sáng, một khoảnh khắc lúc mười hai giờ bốn hai chiều, lão Kawabata đã già. Phải, lão đã già khi những ký ức tàn dần ghì lên trái tim lão. Trong một thoáng nào đó, người chẳng mấy khi kỳ vọng vào tương lai để sống như lão đã trông thấy điểm cuối của cuộc đời mình. Và lão tự hỏi, khi đã đến tận đây rồi, thì lão đã làm được thứ gì?

Lão Kawabata có hai người con. Con trai lão đã là một người học thức đàng hoàng, sự nghiệp ổn định. Anh có một đứa con gái năm nay lên sáu tuổi. Con bé rất ngoan, có điều cũng không thật sự gần lão cho lắm. Người con gái thứ hai thì đã đi định cư, lâu lâu mới về thăm nhà một lần. Con bé cũng xinh xắn, nó chưa có gia đình nhưng lão cũng chẳng lo về điều ấy. Lão mở một quán takoyaki từ hồi còn lăn lưng với bà nhà làm lụng dành dụm từng đồng nuôi con ăn học. Bà đã mất được bốn năm nay, lúc ra đi cũng gọi là thanh thản êm ấm, con cháu đều quây quần xung quanh cả. Anh em họ hàng cùng vai vế đều mất hết, chỉ còn hàng con cháu, đứa nào cũng lễ phép, đàng hoàng. Tính ra lão chẳng thiếu thốn điều gì. Lão tươi vui, vẫn còn khỏe, sáng vẫn đi chợ mua đồ dùng về làm takoyaki, chiều nghỉ ngơi, lúc thì chăm vườn tược, lúc thì cùng với mấy người bạn trong câu lạc bộ câu cá đi ra hồ.

Lão không rõ đích xác tuổi trẻ biến mất khỏi người mình từ lúc nào. Nhưng khi lão trông ra thì lão đã mất nó rồi. Lão đã nghĩ lão có thể tìm lại điều ấy, nhưng đến tận giờ khắc này lão cũng biết mình không sao mò tìm được nó nữa. Những cơn đau ê ẩm vùng thắt lưng, và cơn giật của chứng bệnh khớp. Khi người lão ngày một nặng nề và sớm tỉnh dậy lão sẽ ngày càng gắt ngủ hơn. Lão ngồi ngẩn ngơ trước thềm nhà một mình, một thói quen trước kia lão chưa từng có. Dường như những ký ức khi xưa hay kéo lão vào mộng tưởng nào, về một thứ gì sôi nổi và đẹp đẽ, một thứ gì mà khi lão còn sống tại thời khắc đó, lão chưa bao giờ, chưa một lần thấy nó đẹp rực rỡ tới như vậy. Khi trở về nhà và kiểm kê đếm tiền công lãi hàng ngày, lão Kawabata cũng chẳng còn rõ mình đang làm điều ấy vì thứ gì. Trước khi lão kịp tìm thấy những hạnh phúc bình dị của tuổi lục tuần, lão Kawabata lại thấy nhiều hơn về nỗi đau, sự héo mòn, kèm nỗi cô đơn chẳng rõ lý do chiếm trọn tâm tư mình.

Tất cả mọi cảm giác ấy, đã đến từ lúc nào lão chẳng rõ, và đột nhiên đổ ụp lên người lão, để lão nhận thức ra rằng mình đã già chỉ trong một khắc ngắn ngủn.

Nắng đã chếch đi nhiều mà chiếu đến rát tay lão Kawabata. Lão lập bập đứng dậy thở dài một hơi. Những khoảnh khắc và quá khứ vẫn vương trên người lão nhiều, và đôi khi nỗi buồn rỏ giọt trên người lão như những giọt sáp chảy dài trên thân nến tàn. Lão tìm đến tiệm bá nghệ Tada, lão biết tiệm sẽ nhận bất cứ điều gì mà lão yêu cầu. Không hiểu sao, lúc nghe về tiệm, lão như tìm thấy một ốc đảo. Một ốc đảo tươi xanh lão cần để phủ lên trái tim mình. Lão biết rõ mình trông chờ gì khi tới ga Mahoro này, và cũng tự nhủ lòng không nên kỳ vọng gì nhiều ở người khác khi tự bản thân lão không thể tốt lên được.

Lão chậm chạp đi theo con đường cô gái tóc ngắn ban nãy đã chỉ. Lão không tìm thấy chiếc nhẫn nào cho cô, nhưng liệu lão có thể thử một miếng kem không nhỉ?

Nghĩ tới miếng kem xoài, đột nhiên lão Kawabata mỉm cười, có lẽ nó sẽ ngon hơn chiếc kem dưa hấu mà lão chưa kịp ăn ban nãy.
 

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Thằng ấy là thằng Biển. Trần Biển. Chắc hồi sinh nó ra, bố muốn nó nuôi mộng lớn, vùng vẫy tận đại dương cho thoả chí nên đặt tên như vậy. Cái tên lạ nên cứ đi đâu là thằng Biển lại bị hùa vào trêu suốt. Lũ bạn ghép tên nó với đủ thứ trên đời, nào Biển Thủ, Biển Báo, Biển Chuỷ,... Có đứa trêu ác còn lôi cả tên bố thằng Biển vào, Biển Hồ. Bố nó mất lâu lắm rồi, từ hồi nó còn bé tí. Thế mà thằng Biển chẳng bao giờ gắt ngược lại, có khi nó còn chớt nhả theo. Lũ bạn ai cũng quý nó: “Thằng Biển hiền khô.”



Thằng Biển là con một, nhà có độc hai mẹ con. Ngược với nó, tôi lại là chị cả của hai thằng ranh nghịch như quỷ, chuyên đi phá làng phá xóm. Nếu không dây vào hai đứa nhóc ấy, có lẽ tôi đời tôi đã êm ấm hơn, có lẽ tôi cũng sẽ không khó tính khó nết như thế này. Bố tôi hay đi làm ăn xa, tính ra quanh quẩn trong nhà chỉ có bốn mẹ con với nhau. Mẹ tôi thì hàng ngày đều đi bán hoa quả thêm vào chợ sáng. Tôi vẫn nhớ hồi nhỏ, mẹ hay đem tôi ra chợ ngồi trông hàng cùng mẹ. Tôi không ưa tiếng ồn, cũng không thích người lạ, nên cứ nằng nặc đòi về. Dù mẹ hay chiều và thương tôi nhất nhà nhưng chưa khi nào tôi giãy khóc thế mẹ lại xiêu lòng. Sau này mới tôi để ý thấy hôm nào tôi ra chợ với mẹ, thì hôm đó người ta sẽ không mặc cả trả giá nhiều với mẹ tôi nữa. Lớn hơn rồi thì tôi cũng thôi ăn vạ. Ngồi im chịu đựng một chút là được. Cũng chả chết ai.



Bây giờ to xác lên, đi học xa nhà, tôi không ra với mẹ nữa. Lúc này, người hay ra trông hàng với mẹ lại là thằng Biển.



Lại nhắc tới thằng Biển, nó quấn tôi như con Vện nhà thằng Bông quấn chủ. Bọn tôi quen nhau từ hồi tiểu học, cô xếp chung bàn nên cứ thế dính với nhau tới tận lúc lên trung học liên thông. Nhà nó với nhà tôi cùng cách trường năm cây, nhưng một thằng đầu huyện, một thằng cuối huyện, tổng vị chi là cách nhau mười cây. Thế mà hồi đó, sáng chủ nhật nào nó cũng đạp xe từ nhà nó qua nhà tôi. Đạp tới trưa, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mặt đỏ bừng bừng. Mẹ bảo chỉ có nó mới chiều tôi như chiều vong như thế. Tôi những tưởng nó thích mình thật, báo hại mua không biết bao nhiêu kẹp tóc làm đỏm. Cuối cùng khi ngửa bài, hoá ra nó chỉ thương hại do chẳng ai chơi cùng tôi thôi.



“Mày cứ thui thủi nhìn như con tự kỷ nên...”



Đằng sau dấu ba chấm là kết thúc một cuộc tình trong tưởng tượng.



Lên cấp ba thì tôi với nó học khác trường. Tôi chuyển ra học trường chuyên của huyện còn nó thì học trường gần xóm. Ban đầu tôi nghĩ coi như tình bạn của chúng tôi thôi thế là hết. Tôi cũng chẳng dám chủ động liên lạc gì với nó. Dù sao cũng ở hai môi trường mới khác nhau, thằng Biển vốn thích quen nhiều bạn bè, giờ nó cứ phải lo thêm cho tôi thì cũng tội nó. Đấy là tôi tính thế, nên tôi cứ im ỉm tránh nói chuyện cùng.



Chuyện đó thế nào lại khiến thằng Biển buồn mất hai tháng.



Nó hẹn tôi ra gặp nói chuyện nghiêm túc. Mà nói chưa được hai câu, thằng Biển đã khóc nức lên rồi. Nó bảo tôi “có mới nới cũ”, cái gì mà “bội bạc”, “vô tâm”. Tôi ù ù cạc cạc hốt hoảng xin lỗi nó rồi giải thích thì nó dỗi đi về luôn.



Mẹ tôi bảo đến lượt tôi phải chiều nó như chiều vong rồi.



Thực ra không hiểu sao, kể cả khi mẹ tôi nói thế, tôi lại có cảm giác thở phào. Có lẽ vì ít ra thằng Biển vẫn cần tôi chiều nó.



Rồi chúng tôi bình thường trở lại. Cuối tuần tôi từ trên trường huyện về nhà, thằng Biển sẽ đèo tôi bằng con xe cúp chạy dọc bờ biển không quá xa nhà chúng tôi. Luyên thuyên đủ thứ chuyện trên trời dưới bể.



Tôi nghĩ rằng tôi sống một mình được, nhưng có bạn bè rồi thì tôi nghĩ mình khó mà muốn sống một mình nữa. Làm những chuyện dở hơi, trở thành những đứa trẻ chẳng bao giờ lớn, thấy trời có sập thì ở cạnh vẫn có người đứng cùng mình. Chúng tôi không cần kè kè cạnh nhau, nhưng bao giờ cũng biết sự tồn tại của một người trong đời mình. Rằng nếu hôm nay có một chuyện vui thì chắc chắn cũng có một người sẽ cùng vui với tôi như thế. Thằng Biển khiến tôi muốn tin vào thứ tình cảm ấy. Một thứ tình cảm hồn nhiên và trong sáng. Mình sẵn sàng làm gì đó cho người và người cùng sẵn sàng làm gì đó cho mình.



  • Này, sao mày lại chơi với tao?


Có một lần thằng Biển hỏi tôi thế. Tôi hơi bất ngờ, nghĩ gì tôi lại giễu nó:



  • Chẳng phải mày bảo không có mày thì chỉ có ma chơi cùng tao à?


Nó cười, rồi im hẳn. Tôi biết nó muốn hỏi thứ gì, nhưng tự dưng nói ra bằng lời, tôi lại thấy không thật.



  • Mày thích tao chứ gì. - Nó cợt nhả.
  • Tao lại báu mày quá. Mày lại chả dính tao như chó dính chủ.
  • Con điên này.


Nó đuổi theo thụi vào bụng tôi một cái rồi cười đắc thắng.



Chẳng ai thừa nhận điều gì, nhưng cả hai chúng tôi đều biết chúng tôi đều quý trọng nhau. Bằng sự chân thành.
 

Chanh30

Gà cận
Tham gia
13/8/18
Bài viết
999
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Nắng buổi sớm bao giờ cũng trong hơn nắng chiều. Ánh sáng chưa đủ sậm màu, phần nhiều là một màu trắng trong, pha thêm chút vàng phát quang. Dù dáng dấp đôi bóng sổ hay những đường ngang dọc vẫn y hệt vào buổi chiều, thì ánh nắng sớm mai lại có phần trong trẻo hơn. Một vẻ mong manh nhàn nhạt đã ở lại. Dường như vùng giữa cái bóng và ánh sáng đã mờ đi một chút, nắng ban mai đã kéo cái bóng và ánh sáng lại gần nhau hơn. Kết quả là mình có thể thấy một hình ảnh mơ màng, hỗn loạn nhưng lại ngây thơ và trong trẻo tới lạ lùng.

Cái nắng sẽ sớm gắt hơn vào giữa chiều và lại nhạt dần vào cuối ngày. Nhưng ánh chiều thường không trong như ban sớm. Bóng tối cuỗm mất ánh sáng. Vùng nằm giữa những cái ôm của bóng tối sậm dần, và ngày càng ngả dài về phía trời Đông. Vẻ trong trẻo ban sớm nhường chỗ cho một vẻ tàn úa, và buồn thương. Không hiểu sao dường như có một niềm mất mát không rõ thành lời. Tuy thế, khác với ánh nắng đầu ngày, ánh chiều tàn mang một vẻ an toàn nhẹ nhõm. Dường như là một cái mím chi, cũng dường như là một tiếng thở phào.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên